(HBĐT) - Xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) được thành lập theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở nhập 2 xã Phú Lão và Cố Nghĩa. Xã có gần 8.800 dân, Đảng bộ xã có 662 đảng viên, sinh hoạt ở 21 chi bộ. Phú Nghĩa có điều kiện thuận lợi khi nằm dọc quốc lộ 21, có dòng sông Bôi chảy qua, đồng đất phì nhiêu, cán bộ và Nhân dân đồng thuận xây dựng quê hương.

 


Hạ tầng KT-XH xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) được đầu tư khang trang theo chuẩn nông thôn mới.

Bám sát chỉ đạo của huyện, BTV Đảng xã xây dựng nghị quyết sát thực với điều kiện địa phương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng Đảng, phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ gắn với xây dựng NTM. Xã đã huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Đến nay, kết cấu hạ tầng đường giao thông, trường học, trạm y tế được đầu tư theo chuẩn NTM, ngày càng phục vụ tốt hơn đời sống, sản xuất của người dân.

Về sản xuất nông nghiệp có tiến bộ rõ nét, duy trì diện tích gieo trồng 900 ha/năm, năng suất lúa đạt bình quân 53 tạ/ha, ngô 64 tạ/ha. Xã đẩy mạnh đưa các cây trồng có hiệu quả vào sản xuất, kết hợp phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại. Đối với chăn nuôi, đã có 67 mô hình trang trại chăn nuôi khép kín và hàng trăm gia trại nuôi gà, lợn theo hướng hàng hóa. Sản lượng gà thương phẩm đạt khoảng 240 tấn/năm, 180 tấn lợn thương phẩm và khoảng 2 triệu con gà giống/năm. Đặc biệt, đã xây dựng được sản phẩm thịt gà Lạc Thủy đạt tiêu chuẩn, có liên kết chuỗi hàng hóa. Bên cạnh đó, hình thành nhiều mô hình phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản phong phú, đa dạng, cơ sở đóng gạch bê tông, cơ sở may công nghiệp cùng các hoạt động cơ khí sửa chữa nhỏ, điện tử, hàn xì, nhôm kính, chế biến gỗ..., góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Tận dụng lợi thế có khu du lịch chùa Tiên, các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển mạnh, hàng năm thu hút từ 250 - 270 nghìn lượt khách đến thăm quan, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và các vùng phụ cận. Thương mại phát triển đa dạng, phong phú, hình thành nhiều cửa hàng tự chọn và siêu thị mini, chợ nông sản, chợ thương mại du lịch. Hiện, địa phương có 4 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, bước đầu hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển, đó là: HTX Nông nghiệp Đồng Thung, HTX Bến Nghĩa, HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Lão, HTX Vận tải Hợp Lực và các tổ hợp tác: trồng cây có múi Bến Nghĩa, Đồng Sắn, chăn nuôi gà Lạc Thủy, trồng rau an toàn. Trên địa bàn xã có 6 công ty TNHH, công ty CP đứng chân và một số công ty tư nhân quy mô nhỏ và vừa, hoạt động, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2015, xã Phú Nghĩa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trước nghị quyết 1 năm, được UBND tỉnh tặng là đơn vị lá cờ đầu trong phong trào thi đua xây dựng NTM của tỉnh. Năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen do đạt thành tích nổi bật trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2020. Hộ nghèo giảm còn 5,76%, thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng. Người dân đang được hưởng lợi và tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM. Đảng bộ xã Phú Nghĩa tự  tin bước vào nhiệm kỳ mới, tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát động phong trào toàn dân chung tay xây dựng NTM nâng cao, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, đường hoa cây cảnh, môi trường nông thôn xanh, sạch đẹp, văn minh, phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2025.

P.V


Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục