Theo UBND huyện Đà Bắc, trên địa bàn huyện hiện có 122 người có uy tín được công nhận trong cộng đồng. Hàng năm, huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí và lồng ghép nguồn vốn triển khai các chính sách đối với người có uy tín như: tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà người có uy tín trong dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc.


Đại diện phòng Dân tộc huyện Đà Bắc thăm, tặng quà người có uy tín tại xã Tú Lý. 

Giai đoạn 2019-2024, tổng kinh phí thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn huyện Đà Bắc hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách huyện 750 triệu đồng; kinh phí thuộc tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 652 triệu đồng.

Những năm qua, huyện Đà Bắc thực hiện tốt các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, động viên, tạo điều kiện cho những người có uy tín đóng góp vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Đồng thời, phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện công tác dân tộc, thực sự là cầu nối quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền với Nhân dân trên địa bàn huyện.


V.Đ

Các tin khác


99,9% số phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hoà Bình, tính đến hết tháng 4/2024, toàn tỉnh có tổng số 2.590 ca đẻ. Trong đó số phụ nữ đẻ là người dân tộc thiểu số chiếm 85,3% (2.209 phụ nữ).

Mô hình nuôi ong kết hợp đa dạng sản phẩm từ mật ong hiệu quả

Những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thu Phong (Cao Phong) phát động đạt nhiều kết quả. Qua đó, xuất hiện nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Một trong những điển hình là chị Bùi Thị Hải Yến, sinh năm 1987, dân tộc Mường ở xóm Đúng Thá. Chị là Phó chủ tịch Hội LHPN xã, một cán bộ hội chăm chỉ, năng động phát triển kinh kế từ mô hình nuôi ong kết hợp đa dạng sản phẩm từ mật ong.

Cải thiện đời sống người dân xã Miền Đồi

Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn nhưng được sự hỗ trợ của tỉnh và huyện với nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống người dân xã Miền Đồi từng bước được cải thiện. Trở lại thăm xã Miền Đồi vào cuối tháng 6, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay của vùng đất này.

Huyện Lạc Sơn: Gần 11 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện Lạc Sơn đã giải ngân 10,94 tỷ đồng, đạt 36,5% kế hoạch vốn giao.

Đưa báo Đảng bộ tỉnh đến đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác cấp phát không thu tiền ấn phẩm Báo Hòa Bình cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nói chung và người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng kịp thời, hiệu quả đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

Đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó cùng vốn ưu đãi

Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục