Mạnh dạn đưa cây rau mít - loại rau rừng mọc nhiều ở các triền đồi về trồng tại vườn nhà và kiên trì gắn bó đã được chục năm, chị Bùi Thị Xuyến, dân tộc Mường ở xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) trở thành "bà trùm” rau mít với cơ sở sản xuất giống lớn nhất tỉnh. Cũng nhờ loài cây này, gia đình chị thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm, từng bước vươn lên thành hộ tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh tại địa phương.


Gia đình chị Bùi Thị Xuyến, dân tộc Mường ở xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) thu nhập ổn định từ trồng rau mít.


Chúng tôi đến thăm cơ sở trồng rau mít của chị Xuyến trong một ngày mưa, lên tới đồi, từng hàng rau hiện lên trước mắt như những luống chè của người dân vùng trung du. Dưới thời tiết ẩm ướt, mưa không ngớt chẳng ai muốn ra đường, vậy mà nhóm hái rau cho chị Xuyến vẫn không ngơi tay. Chị cũng vậy, là bà chủ của vườn rau rừng lớn nhất đất Mường nhưng chị vẫn cùng nhân công hái rau. Suốt 10 năm qua, cơ sở của chị là nơi sản xuất hàng trăm tấn rau mít rừng. 

Nhớ lại những ngày đầu "bén duyên” với cây rau rừng, chị Xuyến chia sẻ: Sinh ra và lớn lên tại xứ Mường, chị chỉ học hết phổ thông rồi nghỉ ở nhà lấy chồng. Cuộc sống trông chờ cả vào đồi, ruộng nên thiếu thốn đủ bề. Chồng chị có chí học hành lại đăng ký học lớp sư phạm nâng cao mong lấy cái chữ về dạy cho trẻ em xóm núi. Hết lòng ủng hộ chồng, chị vừa tất bật lo đồng ruộng, vừa chăm con cái. Những ngày tháng đó, nhận thấy nhu cầu sử dụng rau rừng nhiều mà nguồn ngoài tự nhiên ngày một ít, chị mạnh dạn bàn với chồng đánh các cây con ngoài tự nhiên về trồng ở khu vực đất đồi của gia đình. Khi đó, bà con trong xóm cho rằng ý tưởng của chị không hợp thời. Đất để trồng ngô, lúa ai lại đi trồng thứ rau mọc đầy ngoài tự nhiên. Chị lại có suy nghĩ khác, khi sản lượng rau ngoài tự nhiên ít đi, cơ sở sản xuất của chị sẽ đủ sức để cung ứng. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch từ tự nhiên của người tiêu dùng tăng, giá bán rau sạch vì thế cũng cao hơn. 

Chị Xuyến đã dồn tất cả vốn thuê người đi đánh cây về, tận dụng đất đồi 2 ha để trồng rau mít và ươm giống. Vườn rau được trồng theo hàng lối. Năm tháng trôi qua, vườn rau mít đã khép tán, cao ngang lưng người. Theo kinh nghiệm 10 năm của chị Xuyến, rau mít có rất nhiều nhựa như cây mít, khi hái phải đeo găng tay. Người hái phải lựa từng lá và búp rau bởi cây này không bẻ được cành, chỉ nấu được lá non. Do đó, việc thu hái khá vất vả. Cây rau mít cũng không mấy khi bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt trên vùng đất đồi, khô cằn, có khi cả năm không phải tưới nếu đã có vài trận mưa. Vào đầu mùa mưa, chị bón ít phân chuồng, có lẽ nhờ đó mà rau cho chất lượng ngon hơn so với các loại rau rừng khác như tầm bóp, lạc tiên, dớn… 

Theo chị Xuyến, mỗi cây trưởng thành cho thu 4 kg rau/vụ, 1 ha cho thu 30 - 40 tấn/vụ. Giá bán tại vườn đang là 50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí người trồng vẫn có lãi một nửa. Hơn nữa, rau mít chỉ cần trồng 1 lần, ít công chăm sóc, không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. So với cây ngô, lúa, 1 ha rau mít cho thu nhập cao gấp nhiều lần. Giờ đây, với vườn rau gần 2 vạn cây, mỗi năm chị thu cả chục tấn rau mít. Trung bình, 18 ngày hái một lứa, mỗi lứa thu khoảng 1 tấn rau mít, khách hàng của chị là các nhà hàng ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Có những thời điểm, các nhà hàng ở khu nghỉ dưỡng Kim Bôi hay thị trấn Lương Sơn phải đặt rau trước cả tuần mới có. 

Nhận thấy hiệu quả kinh tế của rau mít, bà con trong vùng bắt đầu tìm hiểu và trồng. Chị vận động người dân trong xóm mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu thị trường và trở thành đại lý thu gom rau bán cho các nhà hàng. Chị bắt đầu bán thêm rau mít giống với giá 15.000 đồng/cây. Chị kiêm luôn cả công đoạn đóng, giao hàng và quản lý vườn rau nên bận tối ngày.

Công việc tuy khá vất vả nhưng chị luôn hài lòng. Bởi mỗi du khách khi tới đất Mường, được thưởng thức món rau rừng này chỉ một lần là nhớ mãi. Rất nhiều khách đã hỏi mua rau đem về Thủ đô làm quà. Đây là cơ hội để đồng bào Mường ở xã Cao Sơn mở rộng diện tích, tăng thu nhập. 

Là người tiên phong đưa rau rừng về trồng đem hiệu quả kinh tế cao, chị Xuyến đã lan tỏa phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác được sản phẩm đặc trưng của địa phương. Từ mô hình của chị, nhiều hộ nông dân ở Cao Sơn đã và đang tích cực cải tạo vườn tạp để trồng rau mít.          


Hải Đăng

Các tin khác


Cải thiện đời sống người dân xã Miền Đồi

Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn nhưng được sự hỗ trợ của tỉnh và huyện với nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống người dân xã Miền Đồi từng bước được cải thiện. Trở lại thăm xã Miền Đồi vào cuối tháng 6, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay của vùng đất này.

Huyện Lạc Sơn: Gần 11 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện Lạc Sơn đã giải ngân 10,94 tỷ đồng, đạt 36,5% kế hoạch vốn giao.

Đưa báo Đảng bộ tỉnh đến đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác cấp phát không thu tiền ấn phẩm Báo Hòa Bình cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nói chung và người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng kịp thời, hiệu quả đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

Đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó cùng vốn ưu đãi

Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, thoát nghèo.

Huyện Đà Bắc: Cấp phát trên 10.500 cuốn tài liệu tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Đà Bắc chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Triển khai thực hiện Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục