Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện Lạc Sơn đã giải ngân 10,94 tỷ đồng, đạt 36,5% kế hoạch vốn giao.
Nhiều hộ dân trên địa
bàn huyện Lạc Sơn được hỗ trợ về nước sạch, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ảnh chụp tại xã Chí Đạo.
Trong đó, hỗ
trợ 180 hộ thực hiện chuyển đổi nghề bằng hình thức mua máynông nghiệp
cho các hộ để thực hiện chuyển đổi nghề. Triển khai thi công 3 công trình nước
sinh hoạt tập trung tại các xã Ân Nghĩa, Miền Đồi,Ngọc Lâu; hỗ trợ 1.780
hộ thực hiện nước sinh hoạt phân tán, trong đó, 5.358 hộ hỗ trợ trực tiếp bằng
téc nước, 169 hộ máy bơm nước, 43 hộ đường ống dẫn nước.
Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ xây dựng đã góp phần nâng cao
chất lượng về y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; chất lượng môi
trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn, tỷ lệ hộ dân được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh hằng năm được tăng lên.
V.Đ
Tân Lạc là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiến 89,37% dân số. Đến nay, theo phân định khu vực thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tân Lạc có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn, có 146/159 xóm, khu thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó 5 xã đặc biệt khó khăn và 26 xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I.
Dự án xây dựng tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đến huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ do UBND huyện Đà Bắc làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc, tiếp thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những năm qua, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tổng kế hoạch vốn năm 2022, 2023 được phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 là 193,515 tỷ đồng.
Thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Cao Phong, thời gian qua, Hội LHPN huyện Cao Phong đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.
Từ việc cụ thể hóa, đưa các chính sách đi vào cuộc sống, huy động các nguồn lực, lồng ghép chương trình đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn huyện Mai Châu những năm qua không ngừng được cải thiện, nâng cao.