Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn nhưng được sự hỗ trợ của tỉnh và huyện với nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống người dân xã Miền Đồi từng bước được cải thiện. Trở lại thăm xã Miền Đồi vào cuối tháng 6, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay của vùng đất này.




Cán bộ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND xã Miền Đồi (Lạc Sơn) phục vụ người dân đến giao dịch.

Con đường từ quốc lộ 12B đến trung tâm xã hơn chục km được bê tông hóa thuận tiện đi lại; cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành. Càng vượt dốc lên cao có thể thấy những thửa ruộng bậc thang xếp lớp đang vụ thu hoạch đẹp đến mơ màng. Hạ tầng trường học, trạm y tế, điện được đầu tư khá khang trang.

Đồng chí Bùi Văn Thụ, Bí thư Đảng ủy xã Miền Đồi thông tin: Xã có tổng diện tích tự nhiên hơn 2.557 ha, tiếp giáp với với một số xã trong huyện và các xã Hợp Tiến (Kim Bôi), Thạch Yên (Cao Phong). Xã có 950 hộ, trong đó 99% đồng bào dân tộc Mường. Dù còn khó khăn nhưng những năm gần đây, kinh tế - xã hội của xã thay đổi tích cực. Xã được thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của xã từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển. Đến nay, xã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Đường giao thông từ Miền Đồi đi xã Tân Lập dài 3,8 km đã được cứng hóa bằng bê tông, đường trục thôn đã được bê tông hóa 36/73,5 km, đường ngõ xóm cứng hóa được 121,8/183,3 km. Hệ thống mương đã cứng hóa khoảng trên 60%. Trường TH&THCS được đầu tư, không có học sinh bỏ học. 100% hộ được sử dụng điện, 98% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Đặc biệt, xã đã bước đầu khai thác hiệu quả tiềm năng để phát triển nông nghiệp với một số sản phẩm như mật ong rừng, lợn bản địa, vịt cổ xanh và lúa nếp trứng khe thơm ngon được công nhận là sản phẩm OCOP... Xã đã quy hoạch 17 ha trồng lúa nếp trứng khe tại 4 xóm. Tổng đàn gia súc của xã 1.642 con, gia cầm các loại 27.000 con, trên 600 đàn ong mật. Đời sống của người dân đổi thay. Dự kiến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đạt 41 triệu đồng/người/năm.

Tuy nhiên, theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Miền Đồi, địa hình của xã là đồi núi, điểm cao nhất khoảng 1.000m, thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế và đời sống của nhân dân. Nguồn thu nhập chưa cao, hiện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã còn tới hơn 70%. Đất sản xuất không nhiều, quy mô nhỏ lẻ, giao thông kết nối còn hạn chế… Xã mong muốn được hỗ trợ làm đường giao thông nối với xã Thạch Yên (Cao Phong) giúp người dân trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn. Mong thu hút nhà đầu tư để khai thác lợi thế về cảnh quan phát triển du lịch; xã có khí hậu mát mẻ, diện tích ruộng bậc thang trên 300 ha. Xã đang tranh thủ sự hỗ trợ để tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị cao là thế mạnh, chủ lực để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đặc sản, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, mở rộng liên kết theo chuỗi giá trị.

Xã xác định tiếp tục phát triển một số mô hình kinh tế hiệu quả như sản xuất lúa nếp Trứng Khe, cây quýt bản địa, cây nghệ và các loại rau, củ, quả sạch; phát triển một số sản phẩm chăn nuôi thế mạnh như nuôi ong lấy mật, vịt cổ xanh… Thực hiện hiệu quả nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu hoàn thiện hạ tầng nông thôn; hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống; xóa nhà tạm, nhà dột nát, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới gắn với định hướng phát triển du lịch. Tập trung nguồn lực mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, liên thôn, liên xã, xóm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Quan tâm hỗ trợ, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Xã đang phối hợp chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ hội ruộng bậc thang Miền Đồi năm 2024 vào đầu tháng 11 nhằm quảng bá văn hóa và giới thiệu vẻ đẹp ruộng bậc thang,  sản vật địa phương, ẩm thực đồng bào dân tộc Mường, mở ra cơ hội cải thiện cuộc sống người dân.
 


L.C

Các tin khác


Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Triển khai thực hiện Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững.

Huyện Tân Lạc: Tăng cường truyền thông, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tân Lạc là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiến 89,37% dân số. Đến nay, theo phân định khu vực thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tân Lạc có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn, có 146/159 xóm, khu thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó 5 xã đặc biệt khó khăn và 26 xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I.

Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Dự án xây dựng tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đến huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ do UBND huyện Đà Bắc làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc, tiếp thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chung sức chăm lo cho trẻ em dân tộc thiểu số

Những năm qua, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giải ngân 3 chương trình MTQG vốn năm 2022, 2023 được chuyển nguồn sang năm 2024 đạt 23%

Thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tổng kế hoạch vốn năm 2022, 2023 được phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 là 193,515 tỷ đồng.

Lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số từ một dự án

Thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Cao Phong, thời gian qua, Hội LHPN huyện Cao Phong đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục