Xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) được sáp nhập từ 3 xã vùng sâu của huyện với trên 72% đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, kinh tế - xã hội của xã chuyển biến tích cực. 


Nông dân xã Thống Nhất, huyện Lạc Thuỷ xây dựng mô hình gia trại nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Theo đồng chí Bùi Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất: Chuyển biến đầu tiên dễ nhận thấy là kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư đồng bộ. Bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, huyện và Nhân dân đóng góp đã xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho các thôn đặc biệt khó khăn, góp phần thay đổi cơ bản kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo. Giai đoạn 2021-2023 đã đầu tư xây dựng 8 công trình đường giao thông tại các thôn đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo với tổng kinh phí 4.506 triệu đồng; hỗ trợ 2 dự án nuôi bò, trâu sinh sản, 1 dự án nuôi gà và 2 dự án mua máy móc, thiết bị phụ vụ sản xuất.   

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình cũng đã phân bổ và dành nguồn lực đầu tư trực tiếp, tạo sinh kế cho các hộ vươn lên ổn định cuộc sống. Từ nguồn vốn chương trình năm 2023 đến nay, xã đã hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí 3 tỷ đồng, hỗ trợ nhà ở cho 12 hộ nghèo tại các thôn đặc biệt khó khăn với kinh phí 423 triệu đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 42 hộ với kinh phí 420 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 141 hộ với kinh phí 423 triệu đồng. Ngoài ra, xã huy động nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các dự án hỗ trợ được triển khai với nhiều nội dung thiết thực với người dân. Để đảm bảo các dự án đúng đối tượng thụ hưởng, xã giao các xóm tổ chức họp, lấy ý kiến người dân, trực tiếp hỗ trợ các hộ làm thủ tục thụ hưởng. Đối với các dự án hỗ trợ chăn nuôi, xã kiểm tra, khảo sát, yêu cầu các hộ đầu tư chuồng trại đảm bảo. 

Nhờ các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn, kinh tế của xã có nhiều chuyển biến; tỷ lệ hộ nghèo giảm, hiện còn  16,11%; 95 % hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất. Xã phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 11%. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được quan tâm hơn. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ như hát tiếng Mường, đánh Chiêng, hát đối, mo Mường... được duy trì, có sức lan tỏa.

Để phát huy kết quả, khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số, đưa xã Thống Nhất hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao vào năm 2024 và các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025, xã xác định: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình hiện nay; phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chọn các loại cây, con phù hợp với thổ nhưỡng, phát huy thế mạnh của địa phương để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, gắn với giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá các dân tộc. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho đồng bào dân tộc, hộ nghèo; quan tâm hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo có lao động tiếp cận với thị trường lao động ngoài nước. Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp thôn, xã để kịp thời nắm bắt các chủ trương, đường lối và thực hiện chính sách dân tộc. Biểu dương, tôn vinh, động viên người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp cho cộng đồng.



Đ.H

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Trên 3,9 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Thủy đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS ổn định đời sống.

Ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Mai Châu nỗ lực giải quyết tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Từ đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kinh tế nông thôn của huyện Lạc Sơn không ngừng phát triển, qua đó từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Người có uy tín - hạt nhân nòng cốt trong vùng đồng bào dân tộc

Xóm Tiện là địa bàn xa nhất và còn nhiều khó khăn thuộc xã vùng hồ Thung Nai (Cao Phong). Đến đây hỏi thăm nhà ông Bùi Văn Thinh thì không ai không biết. Ông Thinh đã có 10 năm làm Trưởng xóm, từ năm 2006 đến nay làm Bí thư chi bộ. Đặc biệt, ông là người có uy tín (NCUT) được Nhân dân tin yêu, trong nhiều năm đã trở thành hạt nhân nòng cốt đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xóm Tiện.

Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Theo số liệu điều tra, tỉnh có 6 dân tộc cùng chung sống gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày. Trong đó có số dân đông hơn cả là dân tộc Mường (64%), dân tộc Kinh (26%), dân tộc Thái (4%), dân tộc Tày (3%), dân tộc Dao (2%), dân tộc Mông (0,3%); các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp (cộng chung là 0,7%).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục