(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.


Lãnh đạo Sở TT&TT, các cơ quan, đơn vị liên quan ký kết phối hợp triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số trên địa bàn tỉnh.

Đối với tỉnh Hòa Bình, thời gian qua đã  ban hành nhiều quyết định, kế hoạch nhằm đẩy mạnh CĐS trong hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng các mô hình CĐS, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Từ đầu năm đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc công bố danh mục 1.113 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 745 dịch vụ công trực tuyến một phần. Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://hoabinh.gov.vn gồm 1 cổng chính và 180 trang thông tin điện tử thành viên (19 sở, ban, ngành; 10 UBND cấp huyện và 151 xã, phường, thị trấn) thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin theo đúng quy định. Hạ tầng số được quan tâm phát triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp (Viettel, Viễn thông Hòa Bình, Mobifone, VietNamobile, FPT, Truyền hình cáp Hòa Bình, SCTV) đầu tư, xây dựng hạ tầng, cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CĐS của tỉnh được quan tâm. Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc đạt 100%, cấp xã 80%...

Có thể khẳng định, làn sóng CĐS cùng với công tác truyền thông đã tạo sự lan tỏa, tham gia và hưởng ứng nhiệt tình từ phía người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Người dân bắt đầu được thụ hưởng những giá trị từ CĐS và dần trở thành những nhân tố tích cực tham gia vào quá trình CĐS, với các hoạt động phát triển mạnh như: Thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ điện, nước, truyền hình số, thuế, mua bán hàng hóa, hợp đồng điện tử, ký số, nộp học phí tại các trường học, thanh toán phí và lệ phí các thủ tục hành chính, BHXH, sử dụng thẻ BHYT, sử dụng dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa… 

Đồng chí Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở TT&TT cho biết: Chủ đề Ngày CĐS Quốc gia năm 2023 là "Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”. Thực hiện Kế hoạch số 167/KH-UBND, ngày 29/8/2023 của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày CĐS Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Sở TT&TT phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các doanh nghiệp nền tảng số đã tổ chức triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số và ra mắt ứng dụng Công dân số tỉnh Hòa Bình với mục đích giúp nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của CĐS đối với cuộc sống nói riêng, của mỗi người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung. Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh quá trình CĐS của tỉnh theo Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo Kế hoạch của Ủy ban CĐS Quốc gia thì chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là "Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; mở dữ liệu; an toàn dữ liệu. Do đó, Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tạo ra sự thay đổi căn bản trong tạo lập, khai thác dữ liệu số, từ đó tạo ra giá trị mới, thúc đẩy CĐS tại tỉnh Hòa Bình.
 
 
Hương Lan

Các tin khác


Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như: thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay,… Việc thực hiện giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp.

PC Hoà Bình hướng tới doanh nghiệp số

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Đây là bước đệm để công ty hiện thực hoá mục tiêu số hoá toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH), hướng tới trở thành doanh nghiệp số.

Huyện Cao Phong: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả hành chính công

(HBĐT) - Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính, phát triển sản xuất… đang được huyện Cao Phong thực hiện mang lại hiệu quả trong công việc.

Thanh niên xung kích trong chuyển đổi số

(HBĐT) - Năm 2023 được Trung ương Đoàn xác định là "Năm chuyển đổi số (CĐS) các hoạt động của Đoàn”; Tháng Thanh niên mang chủ đề "Tuổi trẻ tiên phong CĐS" cho thấy quyết tâm của tổ chức Đoàn các cấp trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò, thế mạnh của thanh niên tham gia thực hiện CĐS.

Chuyển đổi số giúp đưa nông sản vươn xa

Lạng Sơn có nhiều lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp và nông sản đặc sản. Tuy nhiên, việc giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu thông qua hình thức tiêu thụ truyền thống. Để khắc phục khó khăn này, từ năm 2021, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai chương trình phát triển kinh tế số.

Quyết liệt thực hiện chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ

(HBĐT) - Chiều 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số quốc gia (CĐSQG) và Đề án 06 của Chính phủ. Dự tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu. Hội nghị được tỉnh kết nối đến điểm cầu các huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục