(HBĐT) - Trong bối cảnh mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình quyết liệt triển khai các giải pháp giải quyết những vấn đề đô thị trong quá trình phát triển, huy động nguồn lực đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị, tăng cường kiểm tra, thanh tra, bảo đảm trật tự đô thị.


Lực lượng chức năng kiểm tra việc thực hiện trật tự đô thị, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực chợ Tân Thành, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình).

Trong quý I, các lực lượng chức năng của thành phố đã kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị và an toàn giao thông tại 5 xã, phường, cụ thể: vi phạm về xây dựng tại khu An cư xanh, phường Hữu Nghị; tháo dỡ các trường hợp xây dựng lều quán trái phép trên đỉnh dốc Cun tại km 82 - quốc lộ 6, phường Thống Nhất; tháo dỡ công trình vi phạm của 1 hộ gia đình ở xóm 8, xã Sủ Ngòi; xử lý vi phạm trật tự xây dựng, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất của HTX Nghĩa Phương; kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng tại tổ 6 và các tổ dân phố trên địa bàn phường Tân Thịnh; các vi phạm trên địa bàn phường Thịnh Lang, xã Sủ Ngòi… Bên cạnh đó, thành phố đã tuyên truyền, nhắc nhở 2.846 trường hợp, tháo dỡ 123 trường hợp, tạm giữ 61 công cụ, tang vật vi phạm hành chính; ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị tại các chợ: Phương Lâm, Thái Bình, Thống kê, Tân Thịnh, cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các tuyến đường: Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo, Chi Lăng, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Văn Thụ…

Với sự vào cuộc của lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền các địa phương, thành phố đã xử lý cơ bản tình trạng họp chợ lấn đường tại khu vực chợ cầu Đen, chợ cóc gốc Gạo (phường Đồng Tiến), chợ cóc khu vực Tỉnh Đội (phường Dân Chủ), chợ Tân Thành, chợ Tân Bình (phường Tân Hòa)... Tại nhiều tuyến phố đã từng bước khắc phục được tình trạng mái che, mái vẩy, dựng lều bạt, biển quảng cáo lấn chiếm lòng đường, hè phố. Nhiều phường, xã duy trì, nhân rộng hiệu quả các mô hình: "Đường phụ nữ tự quản”, "Khu dân cư kiểu mẫu”, "Khu dân cư không rác, tuyến phố văn minh”, tuyến đường hoa, công trình giao thông, bảo đảm cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp...

Tuy nhiên, việc kinh doanh sử dụng, lấn chiếm hè phố vẫn tồn tại; tình trạng xây dựng không phép, sai phép, trái phép còn diễn ra, nhất là tại các phường: Thịnh Lang, Phương Lâm, xã Sủ Ngòi. Việc xử lý vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm lòng đường, hè phố làm nơi kinh doanh buôn bán, để xe không đúng quy định chưa quyết liệt và hiệu quả.

Theo đồng chí Tạ Ngọc Doanh, Chánh Văn phòng UBND thành phố, thời gian tới, cùng với việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, vận hành chốt kiểm soát trên các tuyến đường giao thông, TP Hòa Bình tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương, tổ chức liên quan thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch, trật tự đô thị và bảo đảm an toàn giao thông. Trong đó, tập trung vào những giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành các quy định về quản lý đô thị, bảo đảm TTATGT. Quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng đất, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại các xã, phường. Giao trách nhiệm, đốn đốc, hướng dẫn UBND các phường, xã xử lý vi phạm lấn chiếm lòng đường, hè phố trên địa bàn; hoàn thiện các bước công bố và cắm mốc theo phương án bố trí, sắp xếp hệ thống bến bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ tái định cư các công trình, dự án trọng điểm chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cải tạo, nâng cấp đường Lê Thánh Tông, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng cầu xóm 5, xã Sủ Ngòi, công trình mở rộng trường tiểu học Đồng Tiến, đẩy nhanh tiến độ công trình phục vụ GPMB khu công nghiệp Mông Hóa, đường 455 đi xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh...



 L.C

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục