Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ, ngày 18/4/2025 về triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Kế hoạch đặt mục tiêu năm 2025, 80% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có hiểu biết về CĐS, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc. 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, có kỹ năng an toàn trong học tập và tương tác xã hội trong môi trường số. 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, biết bảo vệ bản thân trên môi trường số…

Năm 2026, 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có hiểu biết về CĐS, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc. 100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số. 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số. 70% người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CĐS, kỹ năng số trên nền tảng VNeID. 100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), liên HTX có kiến thức về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. 

Kế hoạch yêu cầu thực hiện truyền thông sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; các nền tảng mạng xã hội về CĐS và Phong trào "Bình dân học vụ số". Triển khai "Ngày hội toàn dân học tập số vào ngày 10/10 hằng năm (Ngày CĐS quốc gia). Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định hướng dẫn của Trung ương theo từng nhóm đối tượng, triển khai ứng dụng nền tảng học trực tuyến mở đại trà quốc gia (MOOCs) "Bình dân học vụ số" để đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập kiến thức về CĐS, kỹ năng số cho mọi đối tượng. Tích hợp giáo dục kỹ năng số cho học sinh, sinh viên trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Phổ cập kỹ năng số cho người lao động trong các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX và cho người dân; tổ chức triển khai thực hiện các mô hình, phong trào lan tỏa kỹ năng số cho cộng đồng. Mỗi phường, xã bố trí ít nhất một nhân sự hỗ trợ, hướng dẫn khi người dân đến làm thủ tục hành chính nhưng không đủ kỹ năng thao tác trên Cổng dịch vụ công trực tuyến...

Mô hình "Chợ số - Nông thôn số": Đào tạo tiểu thương, nông dân và người dân khu vực nông thôn qua mô hình học tập 4T (Tiểu thương - Thương mại điện  tử - Thanh toán không dùng tiền mặt - Tiết kiệm số), giúp người học nắm vững các kỹ năng, sử dụng công nghệ, nền tảng số trong công việc kinh doanh. Mô hình "Tổ công nghệ số cộng đồng": Phát huy cao độ vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng đã được thành lập trong triển khai thực hiện Phong trào "Bình dân học vụ số" với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người", nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hằng năm, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chương trình, đề án, dự án về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS...


L.C (TH)

Các tin khác


Chuyển đổi số du lịch giảm bớt khâu trung gian, khách hàng trực tiếp đặt dịch vụ

Lựa chọn của khách hàng về dịch vụ trong du lịch đã thay đổi nhiều trong 3 năm qua, khiến các doanh nghiệp du lịch vận động, ứng dụng chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng.

Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Trong thời đại công nghệ thông tin, người đọc nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở không chỉ ở thư viện mà còn từ nhiều nguồn với sự hỗ trợ của internet. Thói quen đọc bởi thế có sự thay đổi với những cách tiếp cận mới. Nhưng bất kể đọc bằng phương pháp nào sách vẫn luôn mang lại cho chúng ta những kiến thức phong phú. Duy trì và phát triển văn hóa đọc trong thời đại số chính là cách để mỗi người tích lũy thêm tri thức cho mình cũng như có những giây phút thư giãn sau một ngày căng thẳng và không bị tụt hậu so với thế giới bên ngoài.

Huyện Lương Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số

Là địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện tập trung quán triệt, triển khai đồng bộ, toàn diện, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo động lực phát triển bền vững.

Hội thảo giải pháp chuyển đổi số ngành Y tế tỉnh Hòa Bình

Chiều 19/3, Sở Y tế phối hợp với VNPT Hoà Bình tổ chức hội thảo giải pháp chuyển đổi số (CĐS) ngành Y tế tỉnh Hoà Bình năm 2025. Dự hội thảo có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc ngành Y tế.

Phát triển đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực tăng trưởng

Sáng 18/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của BCĐ. Tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Trang bị kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho 30 người làm báo

Trong 2 ngày 14 - 15/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI trên thiết bị di động. Tham gia có trên 30 học viên là phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục