Lựa chọn của khách hàng về dịch vụ trong du lịch đã thay đổi nhiều trong 3 năm qua, khiến các doanh nghiệp du lịch vận động, ứng dụng chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng.

Thay đổi để thích ứng

Các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trong 3 năm gần đây đều ghi nhận số lượng khách tăng, nhưng tỷ lệ đặt qua doanh nghiệp lữ hành giảm do khách chuyển hướng đặt trực tiếp dịch vụ, nhất là du lịch nội địa. Điều này khiến các đơn vị lữ hành, dịch vụ cũng thay đổi hình thức tiếp cận để thích ứng.


Khách tham quan trải nghiệm các ứng dụng công nghệ thông tin khi tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch trong và ngoài nước.

Ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing BestPrice Travel cho biết, hiện nay hầu hết các ngành, lĩnh vực đều sử dụng công nghệ để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Là đơn vị chuyên về dịch vụ sản phẩm du lịch cũng không đứng ngoài xu hướng này.

"Đơn vị cũng đầu tư nâng cấp hệ thống trang web với nhiều tiện ích để khách tham khảo, đặt dịch vụ. Trước kia, khách lựa chọn mua tour trọn gói thì nay khách lựa chọn theo hướng combo (gói dịch vụ lẻ) theo nhu cầu cá nhân. Du khách thường tham khảo rất nhiều thông tin trên mạng trước khi đặt dịch vụ. Tuy nhiên, công ty vẫn chú trọng yếu tố con người khi tư vấn dịch vụ mang tính cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ”, ông Bùi Thanh Tú thừa nhận.

Ông Nguyễn Đức Anh, Chủ tịch CLB Du lịch MICE Việt Nam cho biết: "Đơn vị đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tư vấn, thiết kế tạo sản phẩm mới. Đơn vị ứng dụng phần mềm về tích điểm chạy phong trào và đưa các thông số tư vấn. Nhờ đó, đơn vị tổ chức thành công các giải chạy phong trào tại Cát Bà, Sa Pa và các điểm du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam.

Trao đổi về cơ cấu và sự dịch chuyển của các loại chi phí hoạt động trong khách sạn, ông Lê Minh Thái, đại diện Chủ đầu tư khách sạn Pullman Hải Phòng cho rằng, hiện nay, cùng với việc đầu tư vào hệ thống quản lý, các khách sạn tăng chi phí cho ứng dụng công nghệ tự động hóa, chatbot, và self-check-in để giảm chi phí nhân sự, tăng cường an ninh mạng và bảo mật dữ liệu khách hàng. Điều này cũng đồng nghĩa là nhiều khâu trong quy trình vận hành của khách sạn sẽ thay thế con người bằng máy móc. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các đơn vị đều có lộ trình thực hiện …

Từ B2B sang B2C

Ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho biết, ngành Du lịch đã phục hồi ngoạn mục trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025. Đây là điểm sáng trong phát triển kinh tế, xã hội. Chuyển đổi số góp phần quan trọng trong thành tựu này.


Du khách tự đặt phòng khách sạn không phải qua lễ tân.

Nhờ chuyển đổi số, ngành du lịch chuyển hướng từ B2B sang B2C, giảm bớt lữ hành trung gian, văn phòng đại diện, do khách đặt tour ngay trên không gian số.

Thứ trưởng Hồ An Phong nhận định: "Với du lịch, chuyển đổi số là đi đầu, tất yếu và khách quan. Khi ứng dụng công nghệ số, AI, nền tảng thông minh, du lịch sẽ phát triển rất nhanh và bền vững".

Các địa phương có nhiều mô hình hay và phong phú, cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch với hàm lượng công nghệ hiện đại. Chẳng hạn, TP Hồ Chí Minh ứng dụng phần mềm du lịch thông minh trên iOS, Android, triển khai ứng dụng 3D tái hiện không gian thành phố trên cao; Hà Nội ứng dụng công nghệ, điểm đến thông minh trên cổng thông tin du lịch; hay Đà Nẵng tích cực sử dụng thực tế ảo, VR360, thuyết minh tự động hai ngôn ngữ... Những hoạt động này giúp nâng cao trải nghiệm du lịch cho khách hàng theo hướng trực quan, sinh động.

Năm 2025, Bộ VHTT&DL tập trung phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh theo hướng đồng bộ, thống nhất nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, kinh doanh du lịch và nâng cao trải nghiệm của du khách; nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Nền tảng số quốc gia Quản trị và kinh doanh du lịch, bộ chỉ số đánh giá hiệu quả điểm đến du lịch thông minh; ban hành Tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số du lịch.

Bộ VHTT&DL cũng đang thực hiện ba dự án: Số hóa di sản, du lịch thông minh và trung tâm điều hành của Bộ. Ngoài ra, tranh thủ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, nền tảng mạng xã hội, ký kết hợp tác để kết nối du lịch thông minh trên toàn thế giới.

"Nhờ sự tư vấn, hỗ trợ, sau giai đoạn đầu lúng túng, hiện nay ngành Du lịch đã có giải pháp cụ thể, thống nhất, tránh manh mún, lãng phí. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong du lịch, Bộ VHTT&DL đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, phê duyệt, ban hành các Đề án Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch; Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn… Đây là kế hoạch nhằm phát triển tổng thể cơ sở dữ liệu ngành du lịch, đặt ra mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong xây dựng cơ sở dữ liệu để kết nối, liên thông”, Thứ trưởng Hồ An Phong cho biết.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Trang bị kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho 30 người làm báo

Trong 2 ngày 14 - 15/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI trên thiết bị di động. Tham gia có trên 30 học viên là phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên 3 trụ cột

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, thời gian qua, các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực triển khai công tác này. Từ việc đẩy mạnh CĐS trên 3 trụ cột chính: Chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh được nâng lên; môi trường đầu tư được cải thiện, các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội không ngừng được bảo đảm.

Chương trình hành động về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 33- Ctr/TU, ngày 20/2/2025 thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Lấy người dân làm trung tâm trong chuyển đổi số

Mặc dù không thông thạo trong việc sử dụng các thiết bị để truy cập, xử lý thủ tục hành chính (TTHC) theo yêu cầu trên môi trường mạng. Nhưng khi đến trụ sở UBND xã để thực hiện các yêu cầu, giao dịch hành chính liên quan đến bản thân, bà Bùi Thị Dần ở xóm Luông Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đã được cán bộ Tổ công nghệ số cộng đồng xã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ. Nhờ đó, những yêu cầu liên quan đến xác nhận thông tin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bà nhanh chóng được giải quyết trên môi trường mạng.

Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số quốc gia chính thức được khởi động từ năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 được xác định là giai đoạn tăng tốc với những hành động cụ thể... Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Đất Mường chuyển đổi số

"Đều đặn vào một ngày cố định hàng tháng, lương hưu được "đổ” về tài khoản ngân hàng chứ không phải đi lĩnh trực tiếp. Các giao dịch mua bán cũng thực hiện qua điện thoại mà không cần tiền mặt. Tôi thấy rất tiện ích!...” - ông Bùi Văn Đông ở xóm Nẻ, xã Suối Hoa (Tân Lạc) phấn khởi chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục