Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, mà cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, nhiều tổ chức, cá nhân đã linh hoạt, nắm thời cơ, xóa bỏ mọi tư tưởng, rào cản, áp dụng khoa học, công nghệ (KHCN), chuyển đổi số (CĐS), cũng như sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng nông sản. Từ đó mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng... Đây được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và CĐS của tỉnh Hòa Bình thời gian qua.


Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm tinh bột nghệ của Công ty TNHH Nhưng Vần đã giới thiệu, quảng bá ở thị trường trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng đón nhận.

Những sản phẩm từ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sau quá trình khởi nghiệp đầy gian nan, Công ty TNHH Nhưng Vần (Lạc Sơn) đã và đang khẳng định vị thế bằng sản phẩm có chất lượng cao, đó là tinh bột nghệ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Năm 2024, sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP 4 sao và trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu nổi bật của tỉnh. Không dừng lại ở những sản phẩm đã có, công ty tập trung đầu tư máy móc, áp dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết với Trường đại học Y Hà Nội nghiên cứu chiết xuất và cho ra đời sản phẩm tinh dầu nghệ nguyên chất dùng điều trị các bệnh lý về dị ứng, mề đay, mẩm ngứa, viêm da, côn trùng đốt... Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, sản phẩm đang được hoàn thiện thủ tục để công bố đưa vào danh mục thuốc. Với sự nỗ lực không ngừng, sản phẩm của Công ty TNHH Nhưng Vần đã có mặt trên thị trường với gần 10 loại sản phẩm. Đáng nói hơn, năm 2023, lô hàng đầu tiên gồm 1.080 lọ tinh bột nghệ của công ty được xuất khẩu sang Anh đã mở ra cơ hội kinh doanh và vươn tầm của công ty. Hiện nay, được sự hỗ trợ của Sở KH&CN, các cơ quan chức năng cũng như cấp uỷ, chính quyền các cấp, công ty tiếp tục thực hiện các bước xúc tiến thương mại, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ năng lực để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường một số nước như Canada, Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan và Nhật Bản...

Anh Bùi Văn Nhưng, Giám đốc Công ty TNHH Nhưng Vần chia sẻ: Với chúng tôi thành quả kinh doanh lớn nhất không phải là mình đã tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang những thị trường lớn, khó tính và được khách hàng chấp nhận. Thành quả lớn nhất chúng tôi thấy đó là đã áp dụng triệt để các tiến bộ KHCN và ĐMST vào sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Từ đó góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Với hướng đi này, tin rằng sẽ có những người nông dân vươn lên làm giàu khi có sự đồng hành, hợp tác với công ty...

Trên thực tế, với sự phát triển mạnh mẽ về KHCN, ĐMST và CĐS, thời gian qua đã có nhiều sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh đã được nghiên cứu, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại; thường xuyên có sự đổi mới về mẫu mã, chất lượng ngày càng cao và được quảng bá, giới thiệu, phân phối trên các kênh thương mại điện tử... Từ đó góp phần tạo ra những điểm nhấn về phát triển KHCN, ĐMST của tỉnh.

Xóa bỏ mọi tư tưởng, rào cản để tạo bước đột phá

Để đạt được những kết quả trên, theo đồng chí Phạm Thế Hải, Phó Giám đốc Sở KH&CN là do tỉnh đã xác định rõ vai trò, tầm quan trọng về thực hiện nhiệm vụ phát triển KHCN, ĐMST và CĐS. Trong đó tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, từ đó xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS của tỉnh.

Từ những nỗ lực đã tạo ra lực đẩy cho phát triển KHCN, ĐMST và CĐS. Trong đó việc thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư cho phát triển KHCN, ĐMST và CĐS được quan tâm, đẩy mạnh. Mức đầu tư từ ngân sách địa phương và các nguồn lực xã hội cho KHCN từ chỗ chưa được quan tâm đúng mức thì trong 3 năm (2022 - 2025) đã không ngừng tăng. Toàn tỉnh có 21 doanh nghiệp thành lập Quỹ KHCN với nhiều lĩnh vực hoạt động đa dạng, tăng 8 doanh nghiệp so với năm 2021; có 15 tổ chức KH&CN (5 tổ chức công lập và 10 tổ chức ngoài công lập); 10 doanh nghiệp KH&CN, trong đó có 3 doanh nghiệp tự nghiên cứu và làm chủ công nghệ; nguồn nhân lực trong tổ chức KHCN không ngừng được nâng lên. Tỉnh cũng tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho KHCN, CĐS. Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mở rộng kết nối với các dữ liệu chuyên ngành được triển khai từ Trung ương tới địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.

Cùng với đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai đồng bộ, liên thông 4 cấp gắn với sử dụng chữ ký số chuyên dùng và hộp thư điện tử công vụ với 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng. Cổng Dịch vụ công và hệ thống "một cửa” điện tử của tỉnh cung cấp 1.152 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tích hợp 1.427 dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỉnh cũng ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN, ĐMST và CĐS đối với doanh nghiệp. Hoạt động ươm tạo, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp KHCN tiếp tục được quan tâm. Việc hợp tác quốc tế trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội trao đổi, giao lưu và nắm bắt thị trường của nhau.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Hội thảo giải pháp chuyển đổi số ngành Y tế tỉnh Hòa Bình

Chiều 19/3, Sở Y tế phối hợp với VNPT Hoà Bình tổ chức hội thảo giải pháp chuyển đổi số (CĐS) ngành Y tế tỉnh Hoà Bình năm 2025. Dự hội thảo có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc ngành Y tế.

Phát triển đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực tăng trưởng

Sáng 18/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của BCĐ. Tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Trang bị kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho 30 người làm báo

Trong 2 ngày 14 - 15/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI trên thiết bị di động. Tham gia có trên 30 học viên là phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên 3 trụ cột

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, thời gian qua, các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực triển khai công tác này. Từ việc đẩy mạnh CĐS trên 3 trụ cột chính: Chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh được nâng lên; môi trường đầu tư được cải thiện, các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội không ngừng được bảo đảm.

Chương trình hành động về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 33- Ctr/TU, ngày 20/2/2025 thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Lấy người dân làm trung tâm trong chuyển đổi số

Mặc dù không thông thạo trong việc sử dụng các thiết bị để truy cập, xử lý thủ tục hành chính (TTHC) theo yêu cầu trên môi trường mạng. Nhưng khi đến trụ sở UBND xã để thực hiện các yêu cầu, giao dịch hành chính liên quan đến bản thân, bà Bùi Thị Dần ở xóm Luông Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đã được cán bộ Tổ công nghệ số cộng đồng xã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ. Nhờ đó, những yêu cầu liên quan đến xác nhận thông tin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bà nhanh chóng được giải quyết trên môi trường mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục