Những ngày cuối cùng của năm Quý Mão, đường phố đông đúc hơn, ai nấy đều vội vã. Tại các cửa hàng, siêu thị, chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình trở nên nhộn nhịp. Tất cả đều cố gắng "tăng tốc” hoàn tất những công việc còn dang dở, những chuyến hàng cuối cùng để trở về sum họp với gia đình, cho không khí Tết thêm ấm cúng và cảm nhận hương vị ngày Tết được đủ đầy, trọn vẹn.


Các mặt hàng hoa quả tươi bày mâm ngũ quả ngày Tết đắt khách trong ngày cuối năm.


Trong ngày cuối năm bận rộn, có những người mẹ vẫn cố gắng đưa con đi sắm đồ diện Tết.


Cơ sở sản xuất giò, chả Tư Hậu (phường Phương Lâm) huy động nhân viên, người nhà phục vụ khách hàng mua sắm Tết.


Hoa tươi, đồ trang trí Tết là món đồ không thể không mua đối với các chị em khi đi chợ Tết.


Năm nay, các mặt hàng trang trí Tết đa dạng từ chủng loại tới mức giá để đáp ứng nhu cầu của người dân.


Những hàng bóng bay trực sẵn đợi khách tới vui chơi, giải trí tại Quảng trường.


Một hàng bán quất cảnh trên địa bàn phường Phương Lâm đang "xả" hàng để về nghỉ Tết.


Dù đã 29 Tết, nhiều hàng cây cảnh, hoa Tết vẫn còn khá nhiều.


Còn nhiều cây nhất chi mai nở bung hoa trắng vẫn đang "đợi" khách đến mua. 


Hàng loạt cửa hàng thời trang giảm giá để thu hồi vốn cuối năm.


Ngày cuối năm, ai ai cũng tất bật, vội vã, cũng vì thế một số đoạn đường xe di chuyển chậm do gần khu vực chợ và nhiều người qua lại.

Nhóm ảnh của Thu Hằng

Các tin khác


Bưởi Diễn Lương Sơn - Từ nông sản địa phương vươn ra thị trường quốc tế

Cây bưởi Diễn được đưa về trồng tại huyện Lương Sơn từ mấy chục năm trước. Đến nay, diện tích bưởi tăng lên gần 800 ha, chiếm trên 35% diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện; sản lượng hằng năm đạt trên 12.000 tấn.

Sắc hoa xuân vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Chào đón mùa xuân, muôn hoa đua sắc. Thấp thoáng bên những mái nhà, những bờ rào đá, vườn hoa mận, đào, cải đủ sắc màu rực rỡ tô điểm cho mùa xuân ở huyện vùng cao Mai Châu thêm hấp dẫn, mê hoặc…

Hấp dẫn Lễ hội Gầu Tào năm 2024

Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu) là lễ hội dân gian truyền thống, được phục dựng từ năm 2017. Lễ hội góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của 2 xã Pà Cò, Hang Kia đến với du khách trong và ngoài nước.

Tự hào di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hòa Bình

Năm 2023, tỉnh Hoà Bình có thêm di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Niềm tự hào về bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc trong tỉnh càng được khơi dậy, nhân lên bởi đến nay đã có 5 di sản được vinh danh di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, Mo Mường đã được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Chợ phiên vùng cao Pà Cò

Chợ phiên Pà Cò được nhiều người biết đến là chợ phiên vùng cao lớn nhất ở huyện Mai Châu, thu hút đông đồng bào các dân tộc xa, gần về trao đổi, mua bán. Chợ được họp vào Chủ nhật hàng tuần, với vẻ đẹp của vùng cao còn nguyên sơ, dân dã, phiên chợ không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, mà còn là điểm để gặp gỡ, giao lưu của bà con vùng cao.

Khoảnh khắc hoàng hôn

Cùng với bình minh, hoàng hôn luôn là khoảnh khắc khiến nhiều người mê đắm. Những tia nắng mặt trời lúc hoàng hôn luôn khiến cho cảnh vật thật ảo diệu và tâm hồn, thị giác con người thêm những cảm nhận, chiêm ngưỡng thật phong phú. Nhóm ảnh được phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại tại tỉnh Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục