Được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi” với nhiều điểm du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, khu du lịch hồ Hòa Bình có sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước, quốc tế. Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn được du khách ưu tiên lựa chọn cho những chuyến tham quan, trải nghiệm và khám phá dịp đầu Xuân Giáp Thìn - 2024.
Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của khu du lịch hồ Hòa Bình.
Tàu nối tàu đưa du khách du Xuân vùng hồ.
Các tàu thuyền thường xuyên nhắc nhở du khách mặc áo phao để đảm bảo an toàn khi đi lại trên hồ.
Trong những ngày đầu Xuân, du khách thập phương nườm nượp hành hương tại các điểm du lịch tâm linh trên hồ Hòa Bình.
Du khách tham quan, chiêm bái tại đền Chúa Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng.
Đông đảo người dân và du khách hành lễ tại các điểm đền cầu tài lộc, bình an trong năm mới.
Du khách cũng có thể trải nghiệm thu hoạch cá sông Đà và mua về làm quà trong hành trình du Xuân.
Nhóm của Bùi Minh
Sáng 7/2 (tức 28 Tết), chợ phiên Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) nhộn nhịp người bán, người mua. Đây là phiên chợ được bà con xã vùng sâu này chờ đón nhất trong năm, bởi là buổi chợ cuối cùng để bà con sắm sửa hàng Tết, cũng là dịp gặp gỡ, mở đầu cho những chuyến du xuân.
Cận Tết Giáp Thìn 2024, khắp các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hoà Bình được trang hoàng cờ, hoa rực rỡ. Nhịp sống cũng trở nên hối hả, người đi mua đào, quất; nhiều người đã kịp thu xếp thời gian để bắt đầu du xuân, ghi lại những khoảnh khắc đẹp ở trung tâm của thành phố.
Công trình nghệ thuật biểu tượng linh vật chào xuân Giáp Thìn 2024 trưng bày tại Quảng trường Hòa Bình được dựng đảm bảo tính mỹ thuật, hiệu quả, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Công trình nhận được sự hưởng ứng, chào đón tích cực của đông đao người dân; tạo không khí phấn khởi, phục vụ Nhân dân đến vui chơi, giải trí trong dịp Tết cổ truyền và tạo điểm nhấn về văn hóa, du lịch để thu hút du khách đến với thành phố Hòa Bình và tỉnh Hòa Bình.
Cây bưởi Diễn được đưa về trồng tại huyện Lương Sơn từ mấy chục năm trước. Đến nay, diện tích bưởi tăng lên gần 800 ha, chiếm trên 35% diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện; sản lượng hằng năm đạt trên 12.000 tấn.
(HBĐT) - Chào đón mùa xuân, muôn hoa đua sắc. Thấp thoáng bên những mái nhà, những bờ rào đá, vườn hoa mận, đào, cải đủ sắc màu rực rỡ tô điểm cho mùa xuân ở huyện vùng cao Mai Châu thêm hấp dẫn, mê hoặc…
Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu) là lễ hội dân gian truyền thống, được phục dựng từ năm 2017. Lễ hội góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của 2 xã Pà Cò, Hang Kia đến với du khách trong và ngoài nước.