(HBĐT) - Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã ký ban hành Chương trình hành động số 06- CTr/TU, ngày 31/8/2021 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Báo Hoà Bình đăng toàn văn Chương trình hành động.


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, với chủ đề "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách và giải pháp lớn được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 như sau:

A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; tạo sự thống nhất, quyết tâm cao khơi dậy ý chí, khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh của Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Yêu cầu

Bám sát các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và 12 định hướng phát triển, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh để tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ, giải pháp thể hiện sự quyết tâm, sáng tạo và bảo đảm tính khả thi, thiết thực hiệu quả; trong quá trình tổ chức thực hiện thường xuyên cập nhật, bổ sung những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, đột phá đến năm 2025.

B- NỘI DUNG

1. Chương trình 1: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo nguồn thu và tăng cường quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước

1.1. Mục tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 9%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng/năm. Thực hiện tốt mục tiêu kép vừa tập trung kiểm soát dịch bệnh Covid-19 vừa phát triển kinh tế, ưu tiên phát triển mạnh các ngành, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, nông nghiệp sạch có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao; phát triển các ngành dịch vụ, du lịch là thế mạnh của tỉnh. Tập trung phát triển các vùng động lực. Đa dạng hóa các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ và bền vững, phấn đấu đến năm 2025 thu ngân sách Nhà nước đạt 10.000 tỷ đồng; kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả chi ngân sách Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước.

1.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025. Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; ưu tiên phát triển mạnh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; tăng cường mở rộng liên kết vùng trước hết với thành phố Hà Nội, đồng bằng Sông Hồng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tiêu thụ hàng hóa nông sản và khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công; tập trung nguồn vốn cho các công trình hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, hạ tầng số, khắc phục tình trạng phân bổ vốn dàn trải, phấn đấu giải quyết cơ bản nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất kinh doanh. Xây dựng, ban hành cơ chế quản lý đầu tư, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư. Nghiên cứu triển khai các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là vốn ngoài ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh các giải pháp nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục thực hiện các chủ trương, giải pháp cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.

- Tập trung phát triển vùng động lực của tỉnh để thực sự trở thành đầu tàu kéo kinh tế, có vai trò tác động lan tỏa tới các vùng khác của tỉnh bằng cơ chế phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực trọng tâm như: Tài chính, thuế, đầu tư, quản lý đô thị; có cơ chế chính sách ưu đãi và tỷ lệ phần trăm phân chia một số nguồn thu cho các địa phương vùng động lực cao hơn các địa phương khác,… Ưu tiên sử dụng nguồn vượt thu dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm để chi đầu tư phát triển.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã quyết định chủ trương đầu tư, đặc biệt quan tâm các dự án có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Quản lý chặt chẽ việc bán đấu giá tài sản Nhà nước theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho thuê tài sản Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về cơ chế thu nộp ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành trên địa bàn tỉnh như Công ty Thủy điện Hòa Bình.

- Xây dựng cơ chế quản lý, phân cấp và điều tiết nguồn thu ngân sách Nhà nước giữa các cấp. Tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về thuế; chống thất thu, xử lý nghiêm các trường hợp trốn, lậu thuế, gian lận thương mại, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược và lộ trình để từng bước cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng hợp lý, tăng tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát đại dịch Covid-19, tổ chức tiêm chủng đại trà vắc-xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh.

2. Chương trình 2: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

2.1. Mục tiêu: Tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng, xây dựng cơ bản; không để xảy ra tình trạng phân bổ vốn dàn trải; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường quản lý, phân cấp quản lý đầu tư; thực hiện hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng các công trình. Phấn đấu giai đoạn 2020-2025 huy động được trên 120 nghìn tỷ đồng cho đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng. Tập trung nguồn lực để ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội như các quốc lộ, các tỉnh lộ quan trọng, đường đô thị, đường đến các khu, cụm công nghiệp, đường qua các vùng động lực của tỉnh, đường kết nối với Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; hệ thống lưới điện; hạ tầng công nghệ thông tin; dịch vụ tiện ích tín dụng; hạ tầng thương mại dịch vụ, các trung tâm du lịch; các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trọng điểm, các cơ sở y tế chất lượng cao; đầu tư hạ tầng, xây dựng thành phố Hòa Bình đạt tiêu chuẩn đô thị loại II, thị trấn Lương Sơn lên thị xã, thị trấn Chi Nê, Mai Châu và Mãn Đức lên đô thị loại IV. Hoàn thành các dự án xử lý nước thải, rác thải.

2.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, bao gồm cả nguồn lực trong và ngoài nước. Xây dựng danh mục dự án hạ tầng ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025 để tạo điều kiện thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành, huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư. Tập trung bố trí ngân sách Nhà nước đầu tư dứt điểm các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm, trục giao thông chính, hệ thống cấp điện, cấp nước, hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tạo sự lan tỏa, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư tư nhân, nước ngoài. Tăng cường sự chủ động, phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tỉnh, các cấp các ngành với Trung ương trong huy động nguồn lực; bám sát, tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương sớm khởi công các dự án đã có quy hoạch, kế hoạch; tập trung tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng do Bộ, ngành đầu tư trên địa bàn. Lựa chọn một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có khả năng thu hồi vốn để thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài theo hình thức đối tác công tư; tập trung vốn ngân sách tỉnh để bố trí nguồn vốn đối ứng cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP, dự án ODA và ưu tiên cân đối nguồn vốn để tạo quỹ đất sạch, nhằm tăng cường thu hút đầu tư.

- Xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đặc biệt là nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đô thị; đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đạt các tiêu chí đảm bảo phù hợp với cấp các đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) được nâng cấp trong Chương trình phát triển đô thị; hình thành một số khu dân cư tập trung theo hướng hiện đại, có môi trường sống tốt, phù hợp với quy hoạch đóng vai trò làm vệ tinh cho các đô thị hiện có và trong tương lai.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình giao thông trọng điểm để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch như: Đầu tư đường Hòa Lạc - Hòa Bình giai đoạn 2 đạt tiêu chuẩn đường cao tốc; đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu giai đoạn I; đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, Sơn La; đường tỉnh 433; đường tỉnh 450; cầu Hòa Bình 2; đồng thời, tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương, phát huy nội lực của địa phương đầu tư các công trình trọng điểm và một số tuyến đường tỉnh tạo sự lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, cơ bản đạt cấp III, cấp IV trở lên, giao thông đô thị phát triển theo hướng hiện đại, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng, 90% thôn, xóm có đường giao thông từ xã đến thôn, xóm được cứng hóa. Phát huy mạnh mẽ phong trào làm đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an toàn giao thông vùng cao, vùng xa. Huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông kết nối với thành phố Hà Nội và các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông quan trọng, kết nối các khu, cụm công nghiệp, bến, cảng.

- Rà soát, đánh giá lại tiến độ và chất lượng thực hiện dự án các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên tập trung thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp Yên Quang, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch, Nam Lương Sơn; cụm công nghiệp Tiên Tiến, Đồng Tâm. Phát triển cụm công nghiệp ở vùng nông thôn thu hút lao động tại chỗ, giảm số lao động tập trung về thành phố: Phong Phú (Tân Lạc), xóm Rụt (Lương Sơn)... Huy động xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình tiện ích xã hội phục vụ nhu cầu công nhân, cán bộ tại các khu công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý nước thải, dự án xử lý rác thải tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và các thị trấn. Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cấp hệ thống đê, kè chống xói mòn, sạt lở đất, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường. Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống lưới điện đảm bảo cấp điện ổn định cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ và phục vụ sinh hoạt của Nhân dân.

- Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, du lịch, trong đó tập trung nguồn lực cho Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án hạ tầng khu du lịch, đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, dịch vụ - du lịch tại thành phố Hòa Bình, các huyện: Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy....

- Đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu, chất lượng cao cấp vùng; đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất một số cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trọng điểm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; phát triển giao dịch thương mại điện tử, phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin.

- Bám sát các định hướng phát triển nông nghiệp của Trung ương để đầu tư hạ tầng nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích hộ nông dân đầu tư phát triển trang trại, gia trại để tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn theo định hướng phát triển sản xuất đặc sản vùng, miền tạo giá trị sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ sản xuất, chế biến và tiêu thụ; phát triển nông nghiệp xanh, hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao để làm cơ sở nhân rộng, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.

3. Chương trình 3: Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

3.1. Mục tiêu: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ kinh tế số. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 40%;phấn đấu mức đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng dần qua các năm và đạt ít nhất 1% tổng chi ngân sách địa phương vào năm 2025; toàn tỉnh có 300 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3.2. Nhiệm vụ, giải pháp

(1) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, các ngành, lĩnh vực phù hợp với thực tiễn của tỉnh và trình độ phát triển khoa học, công nghệ hiện đại, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

- Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững, nâng cao tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội. Ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số, kết nối 5G và sau 5G, in 3D, Internet vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động nghiên cứu, quản lý khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao tính tự chủ của các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các doanh nghiệp, trường học, cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu thị trường. Tăng cường liên kết doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực của doanh nghiệp về tiếp thu, làm chủ và từng bước tham gia tạo ra công nghệ mới. Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học, công nghệ gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng.

- Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích các doanh nghiệp trích lập và mở rộng quỹ phát triển khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Có cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.

(2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế - xã hội

- Tập trung thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và đạo đức công dân. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Phân cấp, trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời; tiếp tục thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục, đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non, tiểu học, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng thành quả của nền giáo dục. Thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa; điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng đào tạo nghề, chú trọng các ngành trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, thuộc diện ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới. Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Sắp xếp, đối mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề.

- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, áp dụng công nghệ số, tăng cường dạy và học trực tuyến; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con người có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tư duy sáng tạo, nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, gắn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với khoa học và công nghệ, nâng cao tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

4. Chương trình 4: Phát triển đô thị

4.1. Mục tiêu: Lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2035 trên cơ sở Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đến năm 2050 được phê duyệt; hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng bước nâng cao tỉ lệ đô thị hóa trên toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, chỉ tiêu đô thị hóa toàn tỉnh đạt trên 38%; nâng cấp đô thị thành phố Hòa Bình đạt tiêu chí loại II, huyện Lương Sơn cơ bản đạt các tiêu chí cấp hành chính thị xã, thị trấn Mai Châu và các xã phụ cận đạt tiêu chí đô thị loại IV, thị trấn Chi Nê, Mãn Đức đạt tiêu chí đô thị loại IV, thành lập thị trấn Phong Phú, Ba Hàng Đồi, Mường Vó là đô thị loại V, các thị trấn được mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại V.

4.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai lập quy hoạch xây dựng vùng các huyện. Triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các đô thị đã được điều chỉnh mở rộng theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm cơ sở lập chương trình kế hoạch phát triển đô thị: Thành phố Hòa Bình; huyện Lương Sơn; huyện Đà Bắc; Bo (huyện Kim Bôi); Ba Hàng Đồi, Chi Nê (huyện Lạc Thủy); Vụ Bản (huyện Lạc Sơn); Mãn Đức, Phong Phú (huyện Tân Lạc); Hàng Trạm (huyện Yên Thủy). Thành phố Hòa Bình triển khai các quy hoạch phân khu các phường thành lập mới (Dân Chủ, Thống Nhất, Quỳnh Lâm, Trung Minh) và các phường hiện hữu để triển khai đầu tư các dự án đô thị; UBND các huyện chủ động rà soát các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới để đề xuất lập quy hoạch chung đô thị làm cơ sở đề xuất hình thành thị trấn loại V; rà soát đầu tư có trọng điểm, huy động các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách để phấn đấu đến năm 2025 đảm bảo tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị như mục tiêu đã đề ra.

- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng đô thị sinh thái. Bên cạnh đó cần rà soát quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, thu hồi những dự án không hiệu quả. Xem xét thu hẹp hoạt động khai thác tài nguyên đá để tạo không gian sinh thái cho phát triển đô thị; tăng cường việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tập trung thực hiện các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do quá trình phát triển đô thị sẽ làm dịch chuyển lao động mạnh sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

5. Chương trình 5: Phát triển nhà ở

5.1. Mục tiêu: Tập trung huy động mọi nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số, xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở của tỉnh và đặc điểm của từng địa bàn dân cư, tiến tới mọi người dân có chỗ ở. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đạt 22,15m2/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 87%, tỷ lệ nhà ở đơn sơ giảm còn 1%; cơ bản hoàn tất công tác di dời toàn bộ các hộ dân trong chung cư cũ.

5.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả, đảm bảo cơ cấu về diện tích và chất lượng đầu tư xây dựng nhà ở phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế mỗi khu vực và từng thời kỳ. Bên cạnh đó, còn cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhà ở xã hội.

- Triển khai các cơ chế, chính sách, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu của Trung ương và của tỉnh để hỗ trợ phát triển nhà ở phi hàng hóa, để giải quyết chỗ ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường trên địa bàn. Trong đó, tập trung rà soát số lượng các đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở để chủ động bố trí đủ quỹ đất, kế hoạch vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về nhà ở, đặc biệt là các dự án nhà ở dành cho công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp.

6. Chương trình 6: Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

6.1. Mục tiêu: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường. Phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh tập trung. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hằng năm đạt 4,5 - 5%; giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác trồng trọt đạt 220 triệu đồng/ha/năm, thủy sản đạt 250 triệu đồng/ha; tỷ lệ hàng hóa qua chế biến đạt trên 30%; hằng năm, tăng trung bình 0,5 tiêu chí/xã, có thêm 6% số xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới, có thêm 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có trên 16 sản phẩm OCOP được chuẩn hóa hoặc nâng hạng.

6.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Tập trung phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo an ninh lương thực gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung an toàn sinh học, đẩy mạnh cải thiện chăn nuôi nông hộ; phát triển ngành thuỷ sản theo hình thức nuôi kết hợp, nuôi lồng tại các hồ chứa; nâng cao giá trị rừng trồng là rừng sản xuất, tập trung phát triển rừng trồng, rừng sản xuất để chế biến gỗ xuất khẩu, phát triển các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ. Đẩy mạnh cơ giới hóa và phát triển công nghiệp chế biến; đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và nông nghiệp hữu cơ theo quy hoạch được duyệt; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ tại nông thôn; chủ động, tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, phát huy tối đa sự năng động của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức người dân, các doanh nghiệp để tập trung thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Triển khai xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình ở tất cả các cấp. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện Chương trình; Tích cực huy động tổng hợp các nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhất là nguồn lực xã hội hóa. Củng cố kiện toàn các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thực hiện Chương trình OCOP; hình thành điểm, trung tâm, cửa hàng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tập trung xây dựng, nâng cấp hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch; ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn.Hoàn thành dự án Hồ Cánh Tạng, đê ngăn lũ kết hợp giao thông Pheo Chẹ, Kè sông Bùi, Kè sông Bôi. Lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình cấp nước sạch tập trung cho các xã, cụm xã, các khu đông dân cư. Khuyến khích xã hội hóa các công trình cấp nước, đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ hoạt động của các cơ sở sản xuất.

7. Chương trình 7: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

7.1. Mục tiêu: Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 9%/năm; đến năm 2025, diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh đạt 54%, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,9%, tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đạt 50%.

7.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản.

- Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để từng bước di dời các cơ sở sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, tổ chức vận động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài. Tăng cường phối hợp với các cơ quan có chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh và trên toàn quốc.

- Đầu tư phát triển lưới điện để đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các khu, cụm công nghiệp. Phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các dự án trong việc đấu nối, cung cấp điện. Tập trung phát triển lưới điện đến các xóm, bản chưa có điện lưới quốc gia và nâng cao chất lượng lưới điện nông thôn đảm bảo tiêu chí số 4 trong bộ tiêu chí nông thôn mới.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước gắn với bảo vệ môi trường. Tập trung đào tạo phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu; hỗ trợ đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật. Đẩy mạnh công tác tư vấn phát triển công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

8. Chương trình 8: Phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch

8.1. Mục tiêu: Phát triển các loại hình thương mại, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao để trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế; phát triển dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng ngành dịch vụ là 27%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hằng năm 18%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 18%/năm; chỉ số giá tiêu dùng hằng năm tăng khoảng 5%; đón 4,9 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 5.400 tỷ đồng; khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 9,8%/năm; vận chuyển hành khách tăng bình quân 9,7%/năm.

8.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tập trung phát triển các sản phẩm, ngành hàng thế mạnh gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu có chiều sâu, hiệu quả và bền vững, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của tỉnh như ván gỗ, nông sản và các sản phẩm công nghiệp điện tử, may mặc, vật liệu xây dựng.

- Huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống Trung tâm hội chợ triển lãm nhằm phục vụ công tác tổ chức các hội chợ, triển lãm thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đến giao thương, trưng bày giới thiệu và quảng bá sản phẩm góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa và hội nhập quốc tế. Thực hiện có hiệu quả việc xã hội hóa trong thu hút đầu tư phát triển dịch vụ phân phối; đầu tư phát triển mới các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini ở các khu trung tâm, khu đô thị; phát triển hệ thống đại lý bán buôn, bán lẻ; huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp hệ thng chợ truyền thống theo quy hoạch; thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ nhằm huy động các nguồn vốn của tổ chức kinh tế, thương nhân cho đầu tư phát triển chợ trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển mạnh vận tải đa phương thức và ngành Logistics, phấn đấu đến năm 2025 có một trung tâm Logistics để tận dụng lợi thế là đầu mối kết nối giữa vùng Thủ đô và vùng Tây Bắc.

- Phát triển du lịch phải gắn mới mục tiêu giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái với phương châm phát triển là: Xanh - xanh hơn - xanh hơn nữa; đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch, trong đó ưu tiên các dự án trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình hướng vào phân khúc thị trường cao cấp. Phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao giải trí, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng (MICE), du lịch cộng đồng tại các làng bản trên địa bàn tỉnh. Mở rộng liên kết để hình thành các tour, tuyến du lịch; tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng để nâng cao hình ảnh du lịch tỉnh Hòa Bình; ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch và quảng bá sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch.

- Phát triển mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thông tin và truyền thông, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, tuyến cố định trên địa bàn tỉnh, khuyến khích các thành phn kinh tế tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy và tăng khả năng kết nối giữa các loại hình vận tải, phát triển vận tải đa phương thức.

- Đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chất lượng khám, chữa bệnh. Khuyến khích mở các loại hình trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông chất lượng cao theo chủ trương xã hội hóa; tăng cường các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh.

9. Chương trình 9: Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế

9.1. Mục tiêu: Tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động của các ngành các cấp thực hiện chủ trương xuyên suốt là "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”. Xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải thiện mạnh mẽ và thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, có năng lực cạnh tranh cao nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, cắt giảm tối thiểu 30% về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp so với quy định của Trung ương; chỉ số PCI và chỉ số PAPI của tỉnh xếp trong tốp 30 của cả nước; phát triển thêm 2.500 doanh nghiệp, hợp tác xã, thu hút được 280 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký là 80.000 tỷ đồng và 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1 tỷ USD; rút ngắn thời gian nộp thuế, hoàn thuế và thời gian hoàn thành thủ tục bảo hiểm xã hội, thời gian tiếp cận điện năng tối thiểu từ 35% so với quy định của Trung ương; là tỉnh thuộc tốp giữa của các nước về việc ứng dụng và triển khai Chính phủ điện tử, cung cấp ít nhất 70% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tất cả trường học, bệnh viện, công ty bán lẻ điện, nước, vệ sinh môi trường, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, tổ chức dịch vụ trung gian thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

9.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); xác định cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI, PAPI. Xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và cấp huyện (DDCI).

- Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở các cấp.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả; xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan, đơn vị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thật sự tiên phong, gương mẫu, có trách nhiệm, có phẩm chất, đạo đức, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực công tác, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân.

- Xây dựng, phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh và làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu với quốc gia. Xây dựng các quy định, hướng dẫn về thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giải quyết các thủ tục hành chính. Tập trung xây dựng chính quyền điện tử để xử lý công việc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Phấn đấu đến năm 2025, có 100% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; 100% cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong xử lý công việc; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng thông tin điện tử hành chính của tỉnh ở mức độ 3 và 4. Công khai, minh bạch thủ tục hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử của các sở, ngành và địa phương. Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin Trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn.

- Phát huy vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong triển khai khảo sát điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu triển khai chỉ số đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (DDCI) làm cơ sở đánh giá chất lượng phục vụ của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường.

- Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong đó tạo lập môi trường thuận lợi, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khoa học - công nghệ. Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế tập thể; không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của tổ chức hợp tác và thành viên hợp tác trong thời kỳ hội nhập.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, quan tâm xúc tiến đầu tư tại các thị trường có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư, sản xuất kinh doanh tại tỉnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác và kêu gọi đầu tư tới các nước khác trên thế giới. Nghiên cứu, bố trí nguồn kinh phí phù hợp để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch tại các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp hoàn chỉnh, đồng bộ. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, thủ tục pháp lý để nhà đầu tư có thể triển khai ngay dự án sau khi được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

10. Chương trình 10: Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

10.1. Mục tiêu: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên theo hướng hiện đại nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 100% và nông thôn là 95%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để đạt 100%; duy trì tỷ lệ che phủ rừng từ 51,5% trở lên.

10.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, tăng cường công tác quản lý chất thải phát sinh từ các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường. Ưu tiên, khuyến khích các dự án có công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại để thu hồi tối đa khoáng sản trong quá trình khai thác chế biến khoáng sản và đảm bảo thân thiện với môi trường. Thực hiện tốt công tác quy hoạch trong khai thác khoáng sản, quản lý sản lượng tài nguyên khai thác từ khâu cấp phép đến quá trình tổ chức khai thác, tiêu thụ để chống thất thoát, trốn sản lượng tính thuế. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Bảo vệ và duy trì số lượng nguồn nước mặt không bị suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm; tập trung bảo vệ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái tạo nước, điều chỉnh đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm cần bảo vệ các tầng chứa nước không bị ô nhiễm; trám lấp các giếng không sử dụng để tránh ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

- Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, triển khai lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021-2025 cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2021 cấp huyện đảm bảo đồng bộ gắn kết với quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và các quy hoạch ngành. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ để xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất đai hiện đại và đồng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lĩnh vực quản lý đất đai.

- Phổ biến, tuyên truyền các chính sách pháp luật, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và truyền thông về bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, ưu tiên các dự án đầu tư mới có công nghệ tiên tiến, phát sinh ít chất thải, thân thiện với môi trường. Triển khai thực hiện việc tiếp nhận dữ liệu quan trắc môi trường tự động; yêu cầu các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc môi trường tự động theo quy định, nhất là các cơ sở sản xuất có nguồn thải lớn thuộc đối tượng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt việc theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế, xã hội. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ công tác thu gom, xử lý chất thải, đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải có công nghệ và công suất phù hợp với điều kiện hiện tại và trong tương lai; chú trọng công tác đảm bảo an ninh nguồn nước; kiểm soát chất lượng nước các lưu vực sông hồ. Xây dựng, triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Hằng năm đảm bảo bố trí đủ kinh phí sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách địa phương, tăng dần theo từng năm.

11. Chương trình 11: Phát triển văn hóa - xã hội

11.1. Mục tiêu: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5-3%/năm, các xã đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ nghèo giảm 4-4,5%/năm; đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 63%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25%; giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; có 10 bác sỹ và 30 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt từ 95% dân số trở lên; 60% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa đạt chuẩn; tỉnh Hòa Bình phát triển được 01 môn thể thao thành tích cao đồng đội hoặc tập thể; đầu tư xây dựng 01 Nhà thi đấu thể thao cấp tỉnh, thiết chế Bảo tàng - Thư viện tỉnh; trên 59% trường đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu đến 2025 có khoảng 20% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường.

11.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết căn bản các khó khăn cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới; tập trung thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và đạo đức công dân; tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin, bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Tập trung xây dựng và phát triển con người Hòa Bình hoàn thiện cả về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc, quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Tiếp tục lộ trình lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận Sử thi Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

- Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thực hiện có hiệu quả các nội dung của công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao chất lượng phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong nhân dân, tập trung phát triển phong trào bóng chuyền trong trường học, lực lượng vũ trang và quần chúng, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư thành lập câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền của tỉnh, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, công tác huấn luyện, đào tạo, chuyển nhượng và cơ chế chính sách đối với vận động viên và huấn luyện viên.

- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện; thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu đến hết năm 2025, tuổi thọ trung bình khoảng 73,5 tuổi, 90% dân số được quản lý sức khỏe.

- Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền công, thu nhập; xây dựng môi trường, quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo; tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tự đào tạo nghề cho người lao động, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm.

- Tiếp tục thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 30% lực lượng lao động trong độ tuổi hiện đang làm việc trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2%; 40% số người sau độ tuổi nghỉ hưu hằng tháng được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và hưu trí xã hội. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người cao tuổi và bảo trợ xã hội; đảm bảo thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, các nhóm quyền của trẻ em, hạn chế các vụ tai nạn thương tích, đuối nước, các vụ xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

- Thực hiện đổi mới cơ quan báo chí, tăng cường đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cơ quan báo chí đa loại hình, đa phương tiện, đảm bảo thông tin lành mạnh, kịp thời, phong phú, hấp dẫn.

- Tập trung lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Chú trọng xây dựng cơ sở chính trị vùng đông bào tôn giáo; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, định hướng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cảnh giác, đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá sự đoàn kết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và truyền dạy tiếng Mường theo Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai dạy và học tiếng dân tộc Mường tại các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên; xây dựng kế hoạch đào tạo dạy tiếng Mường cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; triển khai thực hiện áp dụng bộ chữ Mường đã được phê chuẩn để ghi phần tư liệu gốc các di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Mường.

12. Chương trình 12: Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, nội chính, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

12.1. Mục tiêu: Tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ và không để hình thành tổ chức chính trị đối lập; kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội, tạo môi trường an toàn, lành mạnh trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự để phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nội chính; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

12.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chú trọng công tác xây dựng khu vực phòng thủ gắn với xây dựng nông thôn mới, kết hợp hiệu quả giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh.Không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Quan tâm đầu tư khai thác, phát huy tiềm lực vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập và xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ tỉnh. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, lực lượng dự bị động viên đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động trong mọi tình huống; giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp, nổi lên liên quan đến an ninh trật tự, không để trở thành "điểm nóng”. Bảo vệ an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm và các sự kiện chính trị quan trọng và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế diễn ra trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đồng bộ, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, nâng cao chất lượng, công tác điều tra, xử lý tội phạm. Kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, nâng cao tỷ lệ khám phá các loại tội phạm. Phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và tệ nạn về ma tuý, đặc biệt là địa bàn giáp ranh với tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Sơn La;tiếp tục phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tố tụng, tập trung làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và bổ trợ tư pháp, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội giao tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về công tác tư pháp. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, lãng phí và công tác tư pháp. Tiếp tục duy trì tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

- Từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của nhân dân đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là giám sát hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

13. Chương trình 13: Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện

13.1. Mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; tăng cường đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Phấn đấu hằng năm có từ 90% tổ chức cơ sở đảng, 85% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 80% chính quyền cơ sở, 80% tổ chức cơ sở của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

13.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng góp phần nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền địa phương trước yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới. Nghiên cứu ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo bước chuyển tích cực về mọi mặt, nhất là đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, phát huy trách nhiệm của đại biểu đối với địa phương, đất nước, thay mặt Nhân dân thực hiện đầy đủ quyền lực của Nhà nước trong Quốc hội. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lập quy, chất lượng thẩm tra và tính phản biện của Hội đồng nhân dân. Tăng cường công tác tiếp xúc cử tri, nắm vững cơ sở, theo dõi giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng trong thực hiện quy định pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân; tập trung xem xét, giải quyết tốt các kiến nghị của cử tri, khẳng định vai trò của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp; tăng cường vai trò trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu, phân cấp quản lý mạnh hơn cho chính quyền cấp dưới, cơ bản đảm bảo sâu sát, toàn diện. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sắp xếp giảm đầu mối trực thuộc cấp ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cơ cấu bên trong các tổ chức trực thuộc; sắp xếp, sáp nhập các tổ chức hoạt động không hiệu quả, các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng… theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ; tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân theo Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện hệ thống quản lý điều hành văn bản liên thông 4 cấp, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện tốt quy chế dân chủ; chú trọng công tác dân vận chính quyền, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

- Chú trọng công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính quyền các cấp đảm bảo về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ trong bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng, phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện các nội dung về công tác cán bộ đảm bảo toàn diện, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, coi trọng chất lượng, cơ cấu và có tính kế thừa. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, gắn với quy hoạch cán bộ, đảm bảo toàn diện, hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực; từng bước đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, nhất là về văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức cấp xã.

- Tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng số lượng đảng viên kết nạp mới thấp, số lượng đảng viên xin ra khỏi đảng có xu hướng tăng; làm tốt công tác quản lý đảng viên đi làm ăn xa, đồng thời có giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng.

- Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm, kiểm tra, thanh tra đột xuất những nội dung được dư luận xã hội quan tâm, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Tập trung chỉ đạo kiểm tra, thanh tra rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, giải quyết dứt điểm các vụ việc từ cơ sở.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức quần chúng, trong đó Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động Nhân dân bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị để tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; phát huy sức mạnh đại khối đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với Nhân dân; phát huy tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân về giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo hướng bám sát cơ sở, tuyên truyền rộng rãi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, tôn giáo. Đồng thời, quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân; tích cực thu hút, tập hợp, động viên đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thi đua phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững…

14. Chương trình 14: Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác dân vận trong hệ thống chính trị

14.1. Mục tiêu: Tiếp tục tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

14.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về công tác dân vận; tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới, tạo động lực để Nhân dân đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.

- Các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp chú trọng hướng tới nền hành chính phục vụ Nhân dân chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Thường xuyên phối hợp kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2021- 2025, nhất là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; thực hiện tốt đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đưa việc thực hiện công tác dân vận của cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp thành tiêu chí xếp loại thi đua, khen thưởng hằng năm. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân giám sát cán bộ, công chức, viên chức, phản biện xã hội, góp ý xây dựng chính quyền.

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”; tăng cường đối thoại, tiếp dân, giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo các cấp, xây dựng, biểu dương, tuyên truyền và nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; ưu tiên trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Tiếp tục xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy tốt vai trò của già làng trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ dân vận chuyên trách, cán bộ mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân vận của các cơ quan. Quan tâm phát hiện, quy hoạch đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực làm công tác dân vận; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác dân vận, đặc biệt là kỹ năng tham mưu trong việc tiếp cận, xử lý, giải quyết có hiệu quả các vấn đề mới, vấn đề phức tạp ở cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong tình hình mới.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuấtgiúp cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác dân vận của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

15. Chương trình 15: Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

15.1. Mục tiêu: Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP; tập trung nâng cấp hạ tầng Internet băng thông rộng tại các xã, phường, thị trấn; cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh; hoàn thành quy hoạch đồng bộ thành phố thông minh gắn với quy hoạch tỉnh.

15.2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thống nhất, kết nối đồng bộ. Tập trung nâng cấp hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh theo hướng hiện đại, khoa học, thuận tiện. Xây dựng cơ sở dữ liệu số của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức và công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết một cách thuận lợi nhất. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu thập, quản lý dữ liệu và giao dịch trên nền tảng Internet ở các cơ quan Nhà nước nhất là các cơ quan liên quan đến đất đai, thuế, hộ tịch - hộ khẩu, đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh...

- Thực hiện các nhiệm vụ thống kê và báo cáo thông qua hình thức trực tuyến; số hóa, tích hợp đảm bảo công khai các thông tin về quy hoạch, dự án đầu tư, quản lý sử dụng đất đai, ... trong các hoạt động quản lý Nhà nước trên toàn bộ các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để kết nối, chia sẻ thông tin, đồng thời khai thác liên thông và đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

- Rà soát, ban hành các chương trình, kế hoạch để đẩy mạnh, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả các dự án của đô thị thông minh, chính quyền điện tử của tỉnh theo chương trình, đề án đã được phê duyệt; triển khai chuyển đổi các giao thức mạng theo lộ trình quốc gia… tiến tới chính quyền số. Triển khai hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số của tỉnh.

- Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu của tỉnh, kết nối đồng bộ với trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng. Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của nhà nước và doanh nghiệp. Đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công. Tập trung huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp, ưu tiên đầu tư xây dựng đô thị thông minh, xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác phục vụ chuyển đổi số, hạ tầng thanh toán số; phát triển công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo và công nghệ cao gắn với công nghệ thông tin. Đầu tư nguồn lực, có chính sách khuyến khích và quản lý có hiệu quả các hình thức thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số. Xây dựng đội ngũ chuyên gia chuyên sâu về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố về an toàn, an ninh mạng và sử dụng công nghệ để ngăn chặn các tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn công.

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tốt việc học tập, quán triệt, triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong toàn tỉnh.

Rà soát, bổ sung các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của cấp mình theo từng lĩnh vực để đảm bảo tổ chức, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

2.Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh cụ thể hóa nội dung Chương trình hành động vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; bố trí nguồn lực, bổ sung xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện Chương trình hành động. Lãnh đạo việc tăng cường giám sát hoạt động đối với các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động.

3. Các Ban xây dựng Đảng tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp thực hiện của Chương trình hành động này để xây dựng các chương trình, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề (nếu cần thiết) đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian; báo cáo Tỉnh ủy về kết quả thực hiện theo quy định.

4. Hằng năm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ báo cáo Tỉnh ủy theo quy định.

5. Chương trình hành động này thay thế Chương trình hành động số 01-CTr/TU, ngày 23/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. 


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn không bỏ lỡ cơ hội phát triển: Bài 1 - Nghiêm túc đánh giá những thách thức cần giải quyết

(HBĐT) - Khát vọng, khát khao phát triển và mong muốn phát triển, thời gian qua, huyện Lạc Sơn được biết đến là địa phương có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cản trở sự phát triển và có những chuyển biến tốt trong công tác cán bộ, giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền đã "xuống tiền” triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, mở ra cơ hội rất lớn để Mường Vang bứt phá vươn lên, hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII.

Trách nhiệm vì mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022

(HBĐT) - Với sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, sự chuyển động của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,13%, nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ đạt kết quả khá. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kịch bản tăng trưởng các quý còn lại của năm 2022, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, quyết liệt chỉ đạo giải ngân hấp thụ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách, tạo động lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 2 - Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng - giải pháp căn cơ

(HBĐT) - Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc; mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu… Đó là những giải pháp căn cơ giúp Kim Bôi xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển. Và để thực hiện nhóm giải pháp đó, Kim Bôi xác định: Tập trung cho công tác cán bộ là nhiệm vụ tiên quyết.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 1 - Đề cao vai trò cơ sở

(HBĐT) - Hệ thống chính trị vững mạnh thể hiện bằng hiệu quả các hoạt động tại địa phương. Thực tiễn ở huyện Kim Bôi cho thấy nơi nào quan tâm xây dựng hệ thống chính trị thì ở đó có sự phát triển.

Khó khăn trong phát triển đảng viên mới ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Năm 2021, Đảng bộ huyện Kim Bôi là một trong những điểm sáng khi hoàn thành chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới trước 2 tháng so với kế hoạch đề ra, với chất lượng đảng viên đảm bảo. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm nay, Đảng bộ huyện chỉ phát triển thêm 46 đảng viên, trong khi chỉ tiêu được giao là 150, tức là dù đã nửa năm nhưng số đảng viên kết nạp mới chỉ đạt 30,7%.

Huyện Cao Phong: Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW: Quyết tâm, trách nhiệm, thực chất, chú trọng vai trò nêu gương

(HBĐT) - Hàng năm, ngay từ tháng 1, 100% cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), công chức, viên chức nghiêm túc xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo (HT) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu HT Bác được cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, vai trò, trách nhiệm của từng người, không rập khuôn, hình thức. Điều đáng ghi nhận trong quá trình Đảng bộ huyện Cao Phong triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, đó là vừa phát huy được vai trò nêu gương của CB, ĐV, vừa tạo sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp nhân dân và người lao động. Vì thế, Đảng bộ huyện đã đưa việc HT Bác đi sâu vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục