(HBĐT) - Tần suất hoạt động của hầu hết các chợ phiên trên địa bàn tỉnh thường diễn ra mỗi tuần /lần. Trong dịp này, bà con đến họp chợ từ rất sớm, việc trao đổi, bán mua khá tấp nập. Hàng quán phục vụ nhu cầu ăn uống trong và ngoài chợ không ít, khu vực bán thực phẩm chín lẫn lộn với thực phẩm tươi sống, không tách biệt… Điều này đặt ra những lo ngại trong vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP ở các chợ.

 

Phiên chợ Pà Cò ở 2 xã vùng đồng bào Mông (Mai Châu) họp vào các ngày chủ nhật trong tuần theo thông lệ, mức độ giao lưu, giao thương nhộn nhịp. Cũng bởi thế mà từ đầu chợ đến cuối chợ có hàng chục quán xá mọc lên. Đặc biệt, ngay lối vào cổng chợ chính là một quán chuyên bán hàng ăn sáng ngào ngạt mùi thức ăn và mịt mù khói bếp. Chị chủ quán vô tư dùng tay không nhào nặn bột bánh, nhân thịt sống mà không hề trang bị găng tay hay bất cứ phương tiện bảo hộ nào. Thực khách ở chợ cũng dễ tính, không ai lên tiếng phàn nàn và cũng dùng tay thưởng thức bánh một cách xuề xòa. 

 

Thực khách không bận tâm nhiều đến vấn đề ATTP ở các chợ phiên. (Ảnh: Một quầy bán quà ăn sáng chợ phiên Pà Cò - Mai Châu).

Ở một chợ phiên khác họp vào thứ ba hàng tuần là chợ Bò, xã Lũng Vân (Tân Lạc), tình trạng mất ATTP cũng khá phổ biến, nhất là việc sản xuất, kinh doanh ở môi trường chưa đảm bảo vệ sinh. Đơn cử như góc chuyên bán thực phẩm tươi sống có phần nền ướt nhẹp, nặng mùi thực phẩm ôi, thiu. Trên các phản bày thịt gia súc cáu bẩn, thịt lợn, nội tạng động vật, tiết canh sống được bày ngay cạnh lòng, mề đã được luộc chín, ruồi, nhặng bu bám. Dãy quán bán đồ ăn sáng như bún, phở nằm lụp xụp ở một góc chợ khác không kém phần nhếch nhác, ẩm thấp. Người trực tiếp chế biến thực phẩm ở các quán này không sử dụng găng tay nilon khi băm, chặt, bốc thức ăn cho khách.  

Tình trạng mất ATTP diễn ra tương tự tại nhiều chợ phiên khác trên địa bàn. Có một thực tế là với nhận thức còn hạn chế, người dân các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa quan tâm nhiều đến vấn đề ATTP. Trong khi đó, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất các mặt hàng ăn uống trở nên phổ biến hơn, lợi dụng tâm lý chuộng hàng rẻ của nhân dân, các đối tượng vi phạm thường vận chuyển hàng quá hạn sử dụng, không đảm bảo ATTP từ nơi khác vào địa bàn vùng sâu, vùng xa tiêu thụ đang là thực trạng chung. Đáng  quan ngại, việc sử dụng đồ ăn, uống, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, thức ăn sống bị ôi, thiu chính là tác nhân gây bệnh đường ruột, các triệu chứng tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.  

Những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong tỉnh nói chung, địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa nói riêng có hình thức đa dạng thông qua hệ thống loa đài phát thanh, sân khấu hóa, sinh hoạt, giao lưu khối hội, đoàn thể cơ sở. MTTQ tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra thực hiện CVĐ, tuyên truyền ở các xã vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên, vấn đề ATTP ở khu vực này vẫn chưa chuyển biến. Theo đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chi cục QLTT tỉnh, việc kiểm soát ATTP ở các chợ hiện nay gần như bỏ ngỏ. Mỗi năm 1 – 2 lần các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh và các địa phương có kiểm tra nhưng mới dừng lại ở các quán ăn, bếp ăn tập thể khu vực thị trấn, thị tứ. Trong khi đó, đội QLTT các huyện mới chỉ kiểm soát thị trường chung nhằm phát hiện hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, vấn đề ATTP ở các chợ cần phải có những dụng cụ và điều kiện phù hợp mà lực lượng chưa được trang bị.  

 Thông tin từ lực lượng chức năng trong 8 tháng qua, toàn tỉnh đã kiểm tra 332 cơ sở, trong đó có 250 vụ vi phạm về ATTP, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính trên 264 triệu đồng. Trước những thách thức của thực trạng ATTP tại các chợ phiên, chợ vùng sâu, vùng xa, đồng chí Phó chi cục QLTT tỉnh cho rằng, mặc dù công tác đảm bảo VSATTP đã được cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng trong tỉnh quan tâm chỉ đạo nhưng cần thiết tăng cường hơn nữa, có sự thanh tra, kiểm tra quyết liệt tại các chợ phiên và biện pháp xử lý vi phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm an toàn nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người SX -KD và người tiêu dùng trong việc đảm bảo ATTP.

                                                                 

                                                                  Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giải quyết tình trạng nợ đọng bảo hiểm ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Tình trạng doanh nghiệp nợ đọng BHXH diễn ra khá phổ biến và là vấn đề nhức nhối của huyện Lương Sơn trong nhiều năm. Hiện, tình trạng này dần được giải quyết khá tích cực, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Thông tin cùng bạn đọc

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Nguyễn Trọng Ấn trú tại tổ 2, phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình phản ánh về cách hành xử của hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Tám đối với phụ huynh cháu Đinh Nguyễn Gia Bảo (khi phụ huynh đến tìm hiểu việc làm hồ sơ xin nhập học cho con). Qua sự việc này đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ các trường hợp không có hộ khẩu và không có danh sách phổ cập trên địa bàn phường Đồng Tiến mà vẫn được nhận vào học tại trường tiểu học Lê Văn Tám.

Chung tay giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội

(HBĐT) - Trung tâm Công tác xã hội tỉnh có nhiệm vụ chính là tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục hướng nghiệp cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, chăm sóc người già neo đơn và những người bệnh tâm thần của tỉnh. Hiện nay, Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng 160 người, trong đó có 15 người già cô đơn không nơi nương tựa, 83 bệnh nhân tâm thần, 17 trẻ khuyết tật cùng 42 trẻ mồ côi và 3 người tự nguyện. Tại đây, ngoài sự quan tâm, chăm sóc của các cán bộ trong Trung tâm, những người yếu thế còn thường xuyên được đón nhận những tình cảm ấm áp, yêu thương của cộng đồng.

Triển khai kế hoạch tổ chức Diễn đàn trẻ em tỉnh Hòa Bình năm 2016

(HBĐT)-Ngày 8/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Diễn đàn trẻ em tỉnh Hòa Bình năm 2016, với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”. Dự họp có các đồng chí lãnh đạo các sở: LĐ-TB&XH, Thông tin và Truyền thông, Y tế, GD&ĐT và tổ chức Childfund, Word vison.

Lạc Thủy: 370 triệu đồng hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

(HBĐT) - Ngày 8/9, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lạc Thủy đã tổ chức trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cấp huyện năm 2016 cho các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Chủ tịch nước gửi thư khen tài xế dũng cảm cứu người

Ngày 9/9, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa gửi thư khen, biểu dương hành động dũng cảm của lái xe Phan Văn Bắc, 30 tuổi, trú tại thôn 6 xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục