(HBĐT) - Cùng cán bộ Đoàn xã Cư Yên (Lương Sơn) đến thăm mô hình chăn nuôi, trồng trọt của anh Nguyễn Văn Hiệu, xóm Ao Đa - một trong những hộ thanh niên phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả của xã, đồng chí Bùi Đình Luân, Bí thư Đoàn xã giới thiệu: Mô hình được xây dựng khá quy mô, bài bản, tập trung phát triển mạnh nhiều loại cây trồng. Để có được thành quả hiện tại thực sự ghi nhận và khâm phục ý chí, nỗ lực mạnh mẽ của ông chủ trẻ gia đình.
Anh Nguyễn Văn Hiệu (người ngoài cùng bên trái) trao đổi với cán bộ Đoàn xã Cư Yên (Lương Sơn) về phát triển mô hình trồng trọt.
Trên mảnh đất trước đây trồng chè, vải, anh Hiệu nhận thấy việc chăm sóc, đầu tư các loại cây này mất nhiều công sức, vất vả mà hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Qua tìm hiểu trên báo, internet, được hỗ trợ, tư vấn của các doanh nghiệp, anh Hiệu phá bỏ cây trồng truyền thống thay thế bằng các loại cây trồng mới. Phần đất giáp phía sau nhà anh trồng hơn 400 gốc chanh xen 80 cây bưởi. Tiếp đến là 100 gốc thanh long, dưới chân bao quanh cột mắc giàn anh phủ kín gừng với 1.300 gốc. Phía ngoài là giàn gấc với khoảng 1.000 m2. Khu vườn được quy hoạch gọn gàng, phân bố các loại cây trồng hợp lý, thuận lợi cho việc chăm sóc, theo dõi. Đến nay, sau 4 năm đầu tư các loại cây đều đã cho thu hoạch. Anh Hiệu cho biết: Về đầu ra, hiện cây gừng có công ty nhận bao tiêu sản phẩm, còn lại gia đình chủ động thu hoạch đem bán ngoài thị trường. Trong thời gian tới, tôi dự định mở rộng khoảng 100 gốc thanh long, đầu tư trồng rau hữu cơ. Ngoài ra, gia đình cũng nuôi lợn nhưng không phát triển mạnh. Từ nhiều nguồn, mỗi năm cho tổng thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng. Quá trình làm nhận thấy yếu tố quan trọng là cần có kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó có được đầu ra sản phẩm ổn định bởi chỉ bán ra thị trường tự do thì hết sức bấp bênh, lúc được giá, lúc mất giá.
Cùng với phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ thanh niên đầu tư dự án, trang trại phát triển kinh tế quy mô, mở xưởng cơ khí, kinh doanh vật liệu xây dựng tạo việc làm cho lao động địa phương... Bên cạnh đó, KCN huyện Lương Sơn thu hút đông đảo thanh niên trong huyện vào làm việc, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Đồng chí Bùi Anh Xứng, Phó Bí thư Huyện Đoàn cho biết: Các doanh nghiệp tại KCN thường xuyên kết nối với Huyện Đoàn để tuyển dụng lao động là học sinh tốt nghiệp THPT. Số thanh niên của huyện làm việc trong KCN chiếm khoảng 60 - 70% lực lượng thanh niên toàn huyện tại các doanh nghiệp về may mặc, sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện xe máy, kính công nghiệp... Huyện Đoàn cũng thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho ĐV -TN. Công tác giải quyết việc làm cho thanh niên thời gian qua luôn được quan tâm, tuy nhiên thực tiễn còn nhiều khó khăn.
Qua tìm hiểu cho thấy, khó khăn đầu tiên là về vốn. Để đầu tư một mô hình, dự án kinh tế đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn trong khi đa số thanh niên, hộ gia đình thanh niên vẫn sống cùng bố mẹ, không làm chủ hộ, muốn vay vốn ngân hàng phải nhờ bố mẹ vay thì không được nhiều hoặc để được xét vay vốn cũng khó. Nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ, hầu như không có. Hiện có nguồn vốn Chương trình 120 giải quyết việc làm với nguồn kinh phí 100 triệu đồng, năm 2016 chỉ hỗ trợ được 1 dự án. Ngành nghề phát triển trên địa bàn không phong phú, đa dạng, nghề cho hiệu quả kinh tế, phù hợp với địa phương chưa nhiều, nghề cần đầu tư lớn thì không có kinh phí. Mặt khác, nguồn quỹ đất hạn hẹp cũng không thuận lợi cho phát triển quy mô lớn. Đối với các xã vùng huyện, thanh niên có thể tìm kiếm việc làm tại KCN. Đối với các xã vùng ngoài thuộc huyện Kim Bôi trước đây chuyển về, xa KCN không tuyển lao động…
Một trong những điểm mạnh của huyện Lương Sơn hiện nay là phát triển nông sản hữu cơ. Nắm bắt lợi thế này, Huyện Đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối tạo điều kiện cho thanh niên xây dựng mô hình. Hiện đã có 1 dự án trồng rau hữu cơ được triển khai tại Đoàn xã Hoà Sơn thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm bước đầu thử nghiệm cho kết quả tích cực, chất lượng rau được đơn vị bao tiêu đánh giá tốt.
Hà Thu
(HBĐT) - Ngày 25/9, một số người dân ở xóm Rút, xã Tân Vinh, Lương Sơn đã đổ đá, rào cổng của Công ty TNHH THT.
(HBĐT) - Nhiều năm qua, tình hình trật tự ATGT vận tải đường thủy trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Năm 2015, xảy ra 1 vụ làm chết 2 người trên vùng hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nguyên nhân chính là do ý thức chủ quan của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó là sự lơ là của các cơ quan chức năng trong việc tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải đường thủy.
(HBĐT) - Từ ngày 1/7/2016, Nghị định số 106/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (KDHĐTT) sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Đang lưu thông trên đường, chiếc xe chở tôn bất ngờ đứt dây chun, văng vào cổ một phụ nữ đang ngồi chờ xe buýt bên đường khiến nạn nhân đứt khí quản, tử vong.
(HBĐT) - Vụ án Giàng A Sùng ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) dùng súng bắn chết anh họ là Giàng A Thào vì nghi bị bỏ bùa xảy ra ngày 13/3/2016 là đỉnh điểm sự mê muội của người dân khi vẫn còn mang nặng tư tưởng mê tín dị đoan. Sau vụ án, cấp uỷ, chính quyền ở Hang Kia đã đẩy mạnh tuyên truyền, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.