(HBĐT) - Sáng 6/10, chúng tôi có mặt tại cổng trường một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Qua ghi nhận, có nhiều học sinh nghiêm túc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, điển hình như trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Tuy nhiên cũng có bộ phận không ít các em đội mũ bằng hình thức chống đối như treo mũ ở xe hay để giỏ, đi đường không đội, đến cổng trường khi nhìn thấy đội xung kích của trường thì mới đội. Có trường hợp người ngồi trước đội, người ngồi sau không đội… Khi hỏi một học sinh trường THPT Công Nghiệp “Tại sao em không đội mũ bảo hiểm?” em nói: “Cháu biết việc đội mũ là bắt buộc, có lợi cho mình nhưng nhiều lúc thấy vướng đầu chú ạ”!
Học sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. ảnh chụp trên đường Hoàng Văn Thụ - TP Hòa Bình.
Cô Phạm Ngọc Hà, Phó hiệu trưởng trường THPT Công Nghiệp cho biết: Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã phổ biến cho các bậc phụ huynh nhắc nhở con em và tổ chức ký cam kết cho học sinh, phụ huynh việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhà trường đã thành lập Đội thanh niên tiến hành kiểm tra ở cổng trường và một số ngã tư. Đồng thời ghi tên những học sinh vi phạm đưa vào đánh giá thi đua của lớp, của học sinh. Các cô giáo chủ nhiệm, ban giám hiệu thỉnh thoảng kiểm tra đột xuất ở các ngã tư đến trường. Vào các giờ ngoại khóa, sinh hoạt cuối tuần tổ chức lồng ghép tuyên truyền đến các em. Những em vi phạm, ngoài phạt lao động dọn vệ sinh các lớp còn phạt đội mũ bảo hiểm trong một giờ học để các em nhớ. Tuy nhiên, với nhiều hình thức như vậy nhưng đến giờ không đạt được tỷ lệ 100% học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Rất nhiều trường hợp học sinh đội mũ để chống đối nhà trường, chống đối lực lượng CSGT. Với lứa tuổi mới lớn, việc tạo ý thức, thói quen đội mũ cho các em là rất khó. Khi đi học các em có mang mũ nhưng không đội, đến cổng trường mới đội, khi không thấy Đội thanh niên kiểm tra cũng không đội. Do vậy, chúng tôi rất mong lực lượng CSGT kiểm tra gắt gao, xử lý nặng và thông báo về cho nhà trường để nâng cao ý thức của các em. Đối với gia đình, cần thường xuyên quan tâm, giáo dục các em ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Cùng chung quan điểm với cô Hà, thầy Quách Thắng Cảnh, Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho rằng: Việc nâng cao ý thức của học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là việc không chỉ của nhà trường mà cần sự phối hợp của gia đình và lực lượng CSGT trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, giao cho Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm hàng tuần tổ chức sinh hoạt phổ biến quy định của pháp luật về Luật Giao thông. Qua các buổi tuyên truyền đưa các thông điệp như “Nhanh một phút chậm một đời”, “Không đội mũ không đi xe, đi xe phải đội mũ bảo hiểm”… Đoàn thanh niên, đội xung kích hàng ngày phân công mỗi lớp một tuần ở cổng trường, ngã tư gần cổng trường để theo dõi những học sinh vi phạm trừ vào điểm thi đua. Khi họp phụ huynh nhắc các em thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông. Xây dựng hòm thư góp ý, tố giác những học sinh vi phạm. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, xử lý của nhà trường chỉ trong phạm vi trước và trong giờ học, còn khi tham gia giao thông ngoài giờ học, nhà trường không kiểm soát được. Nhiều em còn chống đối khi thấy lực lượng CSGT làm mạnh thì đội nếu không lại bỏ mũ. Do vậy rất cần sự kiểm tra thường xuyên của lực lượng CSGT và sự quan tâm của gia đình bản thân các em.
Việt Lâm
(HBĐT) - Theo Báo cáo kết quả thực hiện CVĐ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội năm 2015, 8 tháng năm 2016 của Ban quản lý Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh, thời gian qua, CVĐ xây dựng, ủng hộ quỹ đã được cán bộ, nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng, ủng hộ, xây dựng quỹ. Toàn tỉnh đã vận động xây dựng quỹ được 10.864.868.704 đồng. Trong đó, năm 2015 vận động được 6.759.510.704 đồng; 8 tháng năm 2016 vận động được 4.105.358.000 đồng.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được thư của bà Lê Thị Nguyền, trú tại xóm Cha Lang xã Mai Hịch, huyện Mai Châu hỏi về tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, giai đoạn 2016-2021. Cụ thể, với hoàn cảnh thực tại, gia đình bà Nguyền có được xét vào diện hộ cận nghèo hay không?
Chiều nay (10.10), ông Triệu Công Danh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã đến huyện Kế Sách trao quyết định buộc thôi việc cho ông Nguyễn Văn Viễn - Phó giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Kế Sách (Sóc Trăng).
Chiều 10-10, theo UBND tỉnh Long An cho biết, kể từ đầu tháng 10-2016, ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Đài PTTH tỉnh Long An bị cho nghỉ việc.
(HBĐT) - Đến năm 2020, trên 40% lực lượng lao động trong toàn tỉnh tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), trên 30% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và 93,8% dân số tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT)… đó là cái đích mà ngành BHXH tỉnh đang vươn tới. Tuy nhiên, chặng đường còn lắm gian nan mà nguyên nhân nội tại là còn nhiều khúc mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT và BHTN.
(HBĐT) - Cứ đến mùa khô (tháng 12, 1, 2 âm lịch), người dân xóm Mền 1, Mền 2, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) lại thấp thỏm, lo âu trước cảnh không có nước sinh hoạt. Thực trạng “khát nước” vào mùa khô diễn ra từ nhiều năm nay. Chính quyền đã đề xuất, kiến nghị lên cấp trên tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, người dân xóm Mền 1, Mền 2 vẫn mòn mỏi trông chờ cơ quan chức năng vào cuộc giúp người dân sớm có nước sạch sử dụng…