(HBĐT) - Xã Địch Giáo (Tân Lạc) có tổng diện tích tự nhiên hơn 1.200 ha, trong đó, đất nông nghiệp chiếm 90% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp chiếm 5,47%, đất ở nông thôn chiếm 2,57%. Xã chia thành 14 xóm với dân số 3.900 người. Là xã vùng thấp của huyện, thuận lợi giao lưu hàng hóa và tiếp cận với các điều kiện để phát triển, Địch Giáo đã tranh thủ hiệu quả sự hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vừng gắn với xây dựng NTM.
Kết cấu hạ tầng của xã Địch Giáo (Tân Lạc) được đầu tư đáp ứng nhu cầu giao thương và sản xuất của người dân.
Địch Giáo là xã điểm xây dựng NTM của huyện Tân Lạc được tập trung các nguồn lực đầu tư, hạ tầng cải thiện mạnh mẽ. Đến nay, hệ thống giao thông của xã cơ bản cứng hóa tới tận đồng ruộng, thôn xóm. Trạm y tế và 3 trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn quốc gia. Người dân sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, bản sắc văn hóa được lưu giữ… Người dân được tiếp cận với các dịch vụ công ích cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước và cố gắng từ nội lực, đến năm 2015, xã Địch Giáo đã đạt chuẩn NTM.
Đồng chí Bùi Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Địch Giáo cho biết: Nhận thức, trình độ thâm canh, sản xuất của người dân trên địa bàn đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu thành công. Trước đây, xã thực hiện mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt. Gần đây, xã liên kết với Công ty TNHH Pacific trồng dưa chuột Nhật, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân. Công ty cung cấp giống, hỗ trợ KH-KT và thu mua sản phẩm, tính ra, nếu thực hiện đúng quy trình đem lại hiệu quả cao hơn nhiều lần trồng lúa. Từ 5 ha trồng ban đầu vào năm 2015, đến tháng 10 này đã phát triển được 10 ha ở các xóm Sung 2, Lạ, Khạ. Đồng ruộng của Địch Giáo khá bằng phẳng, hệ thống thủy lợi, kênh mương được đầu tư cứng hóa, phục vụ hơn 80% nhu cầu tưới tiêu. Nhờ đó, xã có điều kiện sản xuất, trình độ thâm canh của người dân được nâng lên. Diện tích lúa của xã có 170 ha/vụ. Từ lâu, xã đã bảo đảm lương thực cùng với các cây màu khác. Xã duy trì 40 ha mía. Hiện giá bán từ 4.000 - 6.000 đồng/cây mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Cả xã có trên 500 ha rừng đã được phủ kín.
Chăn nuôi cũng từng bước phát triển. Xã nhận được nguồn hỗ trợ từ chương trình xây dựng NTM và các nguồn vốn khác đã phát triển hình thức chăn nuôi trâu, bò nhốt, giống bò lai
Nhờ đó, cuộc sống người dân trên địa bàn xã được cải thiện mạnh mẽ. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn 13% theo tiêu chí mới. Thu nhập bình quân năm nay dự tính đạt 24 triệu đồng/người. Xã Địch Giáo đang huy động các nguồn lực, tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Xã định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Hương Lan
(HBĐT) - Ngày 22/10, huyện Đoàn Lạc Thủy, Đoàn TN Tổng công ty hạ tầng mạng (VNPT-Net) tổ chức chương trình tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng tại xã Thanh Nông. Gần 100 ĐV-TN đến từ 2 đơn vị đã tham gia các hoạt động hưởng ứng.
Chiều 25-10, Phòng GD&ĐT huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) cho biết, ngành giáo dục đã đình chỉ công tác đối với cô giáo Nguyễn Thị Trúc Ly (37 tuổi).
Việc ông Hoàng bổ nhiệm con, cần xem xét thu hồi quyết định sai trái về nhân sự, mức độ thiệt hại, thu hồi tài sản thất thoát về cho nhà nước.
Đó là bình luận của đại biểu Vũ Trọng Kim - nguyên Ủy viên Trung ương đảng, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN) khi trả lời Tuổi Trẻ bên hành lang phòng họp Quốc hội sáng 25-10.
(HBĐT) - Trong những ngày vừa qua, những hình ảnh nhói lòng, thông tin thiệt hại về người và của do mưa lũ gây ra ở một số tỉnh miền Trung được chia sẻ rộng rãi qua báo chí, mạng xã hội. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt với tinh thần tương thân, tương ái. ở tỉnh ta, nhóm áo Đỏ và CLB Thiện nguyện Hòa Bình cũng tích cực quyên góp và mong lắm sự chung tay của cộng đồng.
(HBĐT) - Ngày 20/10, Ban thư ký Hội LHTN huyện Kỳ Sơn tổ chức chương trình ra mắt CLB cán bộ trẻ huyện. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, một số ban, ngành, đoàn thể huyện.