(HBĐT) - Vào đầu năm học, nhiều bậc phụ huynh đau đầu với các khoản đóng góp của con em, đặc biệt là với những gia đình kinh tế không được dư giả. Không biết có phải vì thấu hiểu cái khó đó của các bậc phụ huynh hay không mà Ban Giám hiệu trường tiểu học (TH) và THCS xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã đồng loạt yêu cầu giáo viên và các bậc phụ huynh mua sim Vinaphone để nhà trường liên lạc nội mạng cho “đỡ tốn tiền”. Tuy nhiên, đối với nhiều bậc phụ huynh ở xã vùng 135, tiết kiệm đâu chưa thấy chỉ thấy sự bất tiện hàng ngày.

 

Mỗi con … một số Vinaphone

 

Gia đình chị Bùi Thị Thoa ở xóm Quê Kho, xã Tú Sơn thuộc diện hộ nghèo có 2 con đang theo học tại trường TH và THCS xã Tú Sơn. Đầu năm học, các khoản tiền đóng góp cho 2 con mất gần 2 triệu đồng. Đối với nhiều nhà, 2 triệu đồng không phải là số tiền quá lớn nhưng đối với gia đình chị Thoa, kinh tế vốn dựa vào nông nghiệp và bán hoa quả lặt vặt trước nhà để kiếm đủ số tiền này cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 10, chị Thoa lại phải chi thêm 120.000 đồng để đóng tiền cho 2 con mua 2 chiếc sim điện thoại Vinaphone theo yêu cầu của nhà trường. Lý giải về việc phải mua một lúc 2 chiếc sim điện thoại Vinaphone, chị Thoa cho biết: Mặc dù cùng một trường nhưng mỗi con một lớp, 2 con thì phải mua 2 sim. May cho chị Thoa là 2 vợ chồng chị đều dùng điện thoại có thể lắp được 2 sim nên giờ chị và chồng mỗi người chia nhau dùng một cái. “Không lắp thì không được vì nhà trường thông báo là chỉ liên lạc với phụ huynh bằng số này vì các con vẫn phải dùng thôi”.

 

 

Anh Bùi Văn Cầu, xóm Quê Kho, xã Tú Sơn (Kim Bôi) loay hoay với việc tháo, lắp sim cũ và mới.

 

 

Không “may mắn” như gia đình chị Thoa là có 2 chiếc điện thoại đều có thể lắp được 2 sim, gia đình anh Bùi Văn Cầu, xóm Quê Kho, xã Tú Sơn chỉ có một chiếc điện thoại duy nhất. Vì vậy khi 2 con của anh ở trường mang về 2 chiếc sim Vinaphone bắt anh phải lắp vào để cô giáo còn liên lạc thì anh Cầu chưa biết phải xử lý ra sao. Anh Cầu cho biết: Gia đình làm nghề lấy lá thuốc, 2 số điện thoại thường dùng đã dùng từ rất lâu, khách hàng đều liên lạc qua đây. Giờ bảo thay sim khác vào làm sao được. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, các cháu cứ bảo mua thêm điện thoại để lắp sim của nhà trường vào nhưng chưa có tiền, chính là không muốn mua thêm điện thoại rồi các cháu lại lấy dùng nghịch ngợm. Giải pháp tình thế của anh Cầu hiện nay là thỉnh thoảng tháo sim thường dùng ra và lắp sim của nhà trường vào để các con gọi cho bạn cùng lớp vì nội mạng thì … giá rẻ, đỡ tốn tiền. 

 

 “Nội mạng” với giáo viên thì ít, “ngoại mạng” với anh em thì nhiều

 

Thực tế, từ nhiều năm nay, các bậc phụ huynh học sinh ở xã Tú Sơn đã cung cấp số điện thoại vẫn thường dùng cho giáo viên chủ nhiệm để tiện liên lạc. Tuy nhiên, năm học 2016 – 2017, trường TH và THCS xã Tú Sơn có sáng kiến giáo viên và phụ huynh dùng chung nội mạng Vinaphone để liên lạc cho đỡ tốn kém khiến nhiều bậc phụ huynh khấp khởi mừng vì cứ nghĩ như vậy sẽ thường xuyên nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi của giáo viên để thông báo về tình hình con em mình hoặc cũng có thể liên lạc để trao đổi thêm về việc học của con. Tuy nhiên, sau khi phát lắp sim vào sử dụng, nhiều phụ huynh ở đây vẫn chưa được biết thực chất giáo viên chủ nhiệm của lớp con mình dùng số Vinaphone nào để gọi nội mạng cho … đỡ tốn kém. Anh Bạch Công Hoài, trưởng thôn Bợi, xã Tú Sơn có con theo học ở trường TH &THCS xã Tú Sơn cho biết: Từ những năm trước cho đến năm nay, khi được trang bị thêm một chiếc sim Vinaphone, tôi vẫn liên lạc với cô giáo của con bằng số điện thoại cũ, mạng di động cũ.

 

Anh Bùi Văn Kỷ, xóm Củ chia sẻ: Ở vùng thấp thì không sao, như ở xóm Củ, xóm Suối Măng là xóm vùng sâu vùng xa, nhiều chỗ mạng Vinaphone sóng kém nên không dùng được. Mặt khác như ở xóm tôi, với hơn 70% hộ nghèo, không phải hộ nào cũng có sẵn điện thoại 2 sim, 2 sóng hoặc có điều kiện mua mới một chiếc điện thoại vì vậy mới có việc buộc phải bỏ sim cũ, thay sim của nhà trường vào để dùng nhưng xung quanh người dân lại ít người dùng mạng này, thành ra, “nội mạng” với giáo viên chủ nhiệm thì ít, “ngoại mạng” với anh em thì nhiều.

 

Tiết kiệm, đỡ tốn kém là  ý tốt, tuy nhiên, ở một xã vùng 135 với hơn 60% hộ nghèo, 6/17 xóm thuộc vùng đặc biệt, việc buộc phụ huynh phải bỏ tiền mua sim điện thoại, có khi phải mua thêm cả điện thoại chỉ để liên lạc với giáo viên là việc làm tiết kiệm hay tốn kém, lãng phí thực chất là  câu trả lời không quá khó đối với Ban Giám hiệu trường TH và THCS Tú Sơn, Kim Bôi.

     

 

                                                                                    P.V

 

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục