Người nổ súng được xác định là ông Bùi Đức Phương, giám đốc công ty bảo vệ tại địa bàn Q.Tân Bình. Sáng 6/12, Công an Tân Bình xác nhận đã mời ông này lên làm việc.

Theo đó, trong đêm 5/12 mạng xã hội xuất hiện đoạn clip cho thấy người đàn ông (được cho là Giám đốc công ty bảo vệ) cự cãi rồi nổ súng bắn lên trời, dọa 1 người phụ nữ. Đoạn clip đăng tải có nhiều lượt chia sẻ, gây xôn xao dư luận…

 

Hình ảnh thể hiện ông Bùi Đức Phương rút súng ra dọa và bắn lên trời

Đoạn clip thể hiện người phụ nữ chở 1 thanh niên đến gặp 1 người được cho là giám đốc công ty bảo vệ để đòi tiền nợ lương. Sau đó xảy ra cự cãi. Trong lúc bức xúc, giám đốc công ty bảo vệ đã có hành vi rút súng, lên đạn rồi dí vào đầu người phụ nữ, giương lên trời nổ súng thị uy.

Người phụ nữ có lời lẽ thách thức người đàn ông bắn vào đầu của bà. Ông này và người phụ nữ sau đó cự cãi với nhau khá quyết liệt.

Theo tìm hiểu, vụ việc xảy ra vào khoảng 15h chiều 5/12 trước trụ sở công ty TNHH dịch vụ bảo vệ An ninh Việt Nhật, trụ sở đường Cống Lở, P.15, Q.Tân Bình. Người đàn ông trong clip được cho là ông Bùi Đức Phương, giám đốc công ty này.

Người phụ nữ bị ông Phương dí súng, nổ súng đe dọa là bà Nguyễn Thị Thúy (SN 1971, ngụ Q.Tân Bình). Theo đó, con trai của bà Thúy, là anh Bùi Hữu Phúc (SN 1998) từng làm nhân viên bảo vệ công ty dịch vụ bảo vệ An ninh Việt Nhật nhưng đã nghỉ cách đây 2 tháng.

Phía công ty còn nợ lương hơn 4 triệu đồng, anh Phúc đã từng nhiều lần đến gặp để đòi khoản tiền trên nhưng phía lãnh đạo công ty không chi trả. Ngày 5/12, bà Thúy chở anh Phúc đến trụ sở công ty TNHH dịch vụ bảo vệ An ninh Việt Nhật để đòi nợ.

Ban đầu bà Thúy chở con vào công ty, đề nghị gặp lãnh đạo công ty, yêu cầu chi trả tiền nợ lương cho con trai bà nhưng bị đuổi ra. Trước cửa công ty, bà Thúy có đôi co với ông Phương, giám đốc công ty, rồi xảy ra vụ việc nổ súng như trên.

Đến sáng 6/12, chúng tôi gọi điện cho ông Phương thì ông này đã khóa máy. Một nhân viên công ty của công ty TNHH dịch vụ bảo vệ An ninh Việt Nhật tiết lộ: “vụ việc như clip trên mạng mô tả đúng là xảy ra trước công ty vào chiều hôm qua (tức 5/12). Bà mẹ có con từng làm bảo vệ cho công ty nhưng đã nghỉ, công ty chưa quyết toán nên bà lên đây đòi tiền và xảy ra chuyện”.

Một lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết, sáng 6/12 công an quận đã có mặt tại công ty, mời ông Phương lên trụ sở Công an P.15 để lấy lời khai, làm rõ vụ việc.

Trao đổi xung quanh sự việc này, luật sư Vũ Quang Đức - Đoàn luật sư TP.HCM chia sẻ: theo quy định pháp luật, nếu công ty bảo vệ này hoạt động hợp pháp thì sẽ được cấp phép sử dụng một số loại súng như súng bắn đạn cao su, súng hơi cay và một số loại công cụ hỗ trợ khác như dùi cui, roi điện...Tuy nhiên, cần lưu ý rằng súng hơi cay và súng bắn đạn cao su không phải là vũ khí quân dụng. 

Trong trường hợp trên cần xác định được khẩu súng vị giám đốc đã sử dụng là loại súng nào, có phải là vũ khí quân dụng hay không? Nếu khẩu súng trên là vũ khí quân dụng thì việc vị giám đốc này có dấu hiệu phạm tội "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng", khi ông này nổ súng là hành vi có dấu hiệu phạm tội "sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Mặt khác, nếu khẩu súng trên không phải là vũ khí quân dụng thì sao? Hành vi của ông Phương nổ súng vì mâu thuẫn cá nhân có vi phạm pháp luật? Trả lời câu hỏi trên, luật sư Đức khẳng định "có vi phạm". Bởi lẽ, nếu khẩu súng trên không phải là vũ khí quân dụng và công ty bảo vệ được cấp phép sử dụng khẩu súng trên thì việc sử dụng cũng phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật. Người quản lý, sử dụng các công cụ hỗ trợ không được phép tùy tiện sử dụng các công cụ hỗ trợ trên để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân. 

 

Việc ông Phương cự cãi rồi nổ súng là đã vi phạm pháp luật. Từ đó, ông Đức cho rằng cơ quan chức năng cần làm rõ các tình tiết, vấn đề liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định pháp luật.

                                                            TheoVietnamnet

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục