(HBĐT) - Xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được thành lập năm 1992. Trước khi hình thành xóm, đây là khu tập thể của nhà máy giấy Hoà Bình. Cán bộ, công nhân viên nhà máy là người của hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước tập hợp về đây cùng làm việc, sinh sống từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Gắn bó với mảnh đất Hoà Bình, từ một khu tập thể đã lập nên xóm có tên, có tổ chức chính quyền. Nhân dân xóm Máy Giấy luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng góp sức xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
ông Phạm Đình Đề, trưởng xóm, đồng thời là tổ trưởng tổ hoà giải xóm cho biết: Xóm có 113 hộ, 418 nhân khẩu. Xóm không có đất nông nghiệp, chủ yếu là đất đồi rừng nhưng cũng không nhiều. Đời sống, thu nhập chính của bà con là từ lương hưu, sản xuất TTCN, dịch vụ nhỏ lẻ. Trong cuộc sống tuy không để xảy ra những vụ việc lớn dẫn đến khiếu kiện nhưng những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ giữa các gia đình cũng không tránh khỏi. Như chuyện bất đồng về lối đi chung, mâu thuẫn về việc lắp đặt ống nước thải hay chuyện hộ chăn nuôi gây mùi ảnh hưởng đến môi trường sống… Mỗi khi có việc xảy ra, các thành viên tổ hoà giải đều có mặt, gặp gỡ các gia đình động viên, khuyên giải đôi bên làm hoà, không gây căng thẳng làm mất tình cảm làng xóm. Với sự ủng hộ, đồng lòng của người dân, hoạt động hoà giải của xóm luôn đạt kết quả tích cực, suốt các năm qua, xóm không có đơn, thư khiếu kiện vượt cấp. 9 năm liên tục xóm Máy Giấy được công nhận làng văn hoá.
Các hoà giải viên tổ hoà giải xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ trao đổi với cán bộ tư pháp xã và Phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn về công tác hoà giải trên địa bàn.
Cũng như xóm Máy Giấy, các xóm, KDC khác trên địa huyện Kỳ Sơn tích cực hưởng ứng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phát huy hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải cơ sở. Toàn huyện hiện có 85 tổ hoà giải tại 85 KDC. Thành viên của tổ là các trưởng xóm, bí thư chi bộ, trưởng các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng. Đồng chí Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong năm 2016, các tổ hoà giải trong toàn huyện được kiện toàn, củng cố tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong năm, các tổ đã hoà giải thành 49/61 vụ việc, đạt 80%. Thông qua hoạt động hoà giải làm giảm đáng kể tình trạng đơn, thư KN -TC, khiếu kiện vượt cấp góp phần giữ ổn định AN -TT trên địa bàn.
“Đối với mỗi vụ việc, cho dù là chuyện nhỏ nếu không khéo léo, làm công tác hoà giải không tốt có khi lại cho hiệu quả ngược, vụ việc trở nên phức tạp, gây xung đột lớn hơn” - ông Phạm Đình Đề, trưởng xóm Máy Giấy chia sẻ. Vì lẽ đó, để có được một cuộc hoà giải thành đòi hỏi các hoà giải viên phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các bên tranh chấp, dùng cái lý, cái tình phân tích để đôi bên hiểu ra điều hay, lẽ phải. Tiền bạc mất đi có thể lấy lại được nhưng tình cảm như bát nước đầy, đổ đi thì không lấy lại được, không vì những chuyện nhỏ nhặt mà làm rạn vỡ tình cảm hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Có những vụ việc không chỉ hoà giải một lần mà thậm chí nhiều lần kiên trì động viên, khuyên nhủ. Điều quan trọng phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của đôi bên tranh chấp, có giải pháp phù hợp cuộc hoà giải sẽ thành công.
Đó cũng chính là phương châm chung của những người làm công tác hoà giải trên toàn tỉnh. Với trên 11.700 hoà giải viên ở trên 2.000 thôn, xóm, tổ dân phố, KDC trong toàn tỉnh, những năm qua, các tổ hoà giải đã tích cực phát huy vai trò trong công tác hoà giải ở cơ sở. Mỗi năm hoà giải thành hàng nghìn vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong gia đình, cộng đồng, làng xóm. Năm 2016, hội thi “Hoà giải viên giỏi” cấp huyện, cấp tỉnh được tổ chức thành công đã tạo thêm nguồn cổ vũ, động viên tinh thần cho những người làm công tác hoà giải ở cơ sở. Đây cũng là dịp để các hoà giải viên trau dồi thêm kiến thức pháp luật, kỹ năng hoà giải để có nhiều hơn nữa các cuộc hoà giải thành công, vẹn lý, trọn tình, mang lại niềm vui cho mỗi người, mỗi nhà, gắn kết thêm tình cảm cộng đồng, làng xóm.
Đồng chí Quách Đình Minh, Giám đốc Sở Tư pháp khẳng định: Công tác hoà giải với mục tiêu hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trong cộng đồng dân cư đã góp phần vào việc giữ gìn tình đoàn kết xóm, phố, giữ ổn định AN -TT ở cơ sở, hạn chế các vụ việc khiếu kiện vượt cấp đến các cơ quan của Nhà nước. Qua hoạt động hoà giải cũng là một hình thức thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật hữu hiệu, thiết thực, từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật trong nhân dân, tạo hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Hà Thu
(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng LĐ -TB&XH huyện Kim Bôi, năm 2016, các cơ sở dạy nghề của huyện và tỉnh mở được 8 lớp dạy nghề dưới 3 tháng với 263 học viên tham gia.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói vậy tại hội nghị tổng kết năm 2016 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chiều 4-1.
(HBĐT) - Vừa qua, Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi đã tổ chức bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa ký 3 quyết định xử phạt đối với 3 trang thông tin điện tử tổng hợp: soha.vn, kenh14.vn và baomoi.com.
(HBĐT) - Đối với những người nghiện ma túy, việc cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ họ loại bỏ mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng để họ đứng dậy trên chính đôi chân từng vấp ngã là việc luôn được xã hội quan tâm. Có thể nói, người cai nghiện thành công khi họ tái hòa nhập với cộng đồng thành công.
(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 292/2016/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký dịch vụ hành nghề kế toán (sau đây gọi là kế toán viên).