(HBĐT) - Giữa tháng 2, chúng tôi có dịp lên xã vùng cao Tiền Phong (Đà Bắc). Con đường từ trung tâm xã đến các xóm vô cùng gian nan, ổ trâu, ổ voi chi chít. Chiếc xe máy ì ạch vượt dốc do vừa có trận mưa. Nếu không có cán bộ UBND xã quen đường cầm lái thì chắc chắn chúng tôi không thể vượt qua những con đường chông chênh.

 

Xã Tiền Phong có 577 hộ với 2.391 nhân khẩu, chia thành 13 xóm, trong đóự 4 xóm: Mát, Phiếu, Nà Nuồng và Oi Nọi có đường bê tông; 9 xóm còn lại chủ yếu là đường đất. Xã có 27,2 km đường trục thôn, xóm, trong đó chỉ có 0,21 km được cứng hóa (chiếm 0,8%). 26 km đường ngõ xóm, mới có 0,21km được cứng hóa (chiếm 0,8%). Toàn xã chưa có đoạn đường trục chính nội đồng được bê tông hóa.

 

Khó khăn nhất về đường giao thông là 2 xóm Cò Xa và Trê. Đây là 2 xóm không có đường bộ đến UBND xã, người dân phải di chuyển bằng đường sông. 100% đường nội thôn của 2 xóm là đường đất. Trời nắng thì bụi, trời mưa đường lầy lội, đi lại vô cùng vất vả. Hình ảnh người nông dân gồng gánh ngô, măng chờ thuyền mang đi bán đã lột tả những gian nan, vất vả để mưu sinh của đồng bào 2 xóm.

 

 

Đoạn đường từ trung tâm xã đến trường tiểu học xã Tiền Phong (Đà Bắc) còn nhiều khó khăn.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Nhất, Trưởng xóm Cò Xa, xã Tiền Phong trăn trở về những khó khăn mà người dân nơi đây phải vượt qua: Đường giao thông của xóm đi lại vô cùng khó khăn, để đến được trung tâm xã chỉ có cách duy nhất là đi bằng đường sông. Học sinh phải ở nội trú tại trường vào mùa mưa lũ, cả tháng các cháu mới về nhà được.

 

Là xã vùng 135, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn; giao thông không thuận tiện là cản trở lớn nhất đến sự phát triển KT-XH của xã Tiền Phong. Người dân mua các mặt hàng tiêu dùng với giá cao, đặc biệt là vật liệu xây dựng. Hàng hóa làm ra khó tiêu thụ, nguyên nhân chính do vận chuyển mất nhiều công sức và luôn trong tình trạng bị tư thương ép giá. Ví dụ như giá cá trắm tại xã Hiền Lương (Đà Bắc) người dân bán 70.000 đồng/kg còn ở xã Tiền Phong chỉ bán được 65.000 đồng/ kg. Với những khó khăn như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nơi đây. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 67%.

 

Đồng chí Bùi Văn ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Mong muốn lớn nhất của người dân trong xã là được quan tâm đầu tư làm đường. Hiện tại có nguồn vốn 30A đầu tư làm đường cho xã Tiền Phong, đây là một trong những tín hiệu vui của người dân xã vùng cao này. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã  tuyên truyền nhân dân hiến đất, tham gia làm đường giao thông nông thôn. Từ đó nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con, tạo thành phong trào hiến đất làm đường giao thông. Tiêu biểu như các gia đình: ông Đinh Công Sứng, xóm Túc hiến 250 m2; bà Xa Thị Hoa, xóm Nà Nuồng hiến 300 m2; ông Bùi Văn Phong hiến 200 m2… Thời gian tới, chính quyền và nhân dân xã Tiền Phong mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước đầu tư kinh phí để giúp người dân có những con  được cứng hóa, bê tông hóa khang trang, sạch đẹp.

 

 

                                                                                     Thu Thủy

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3

Được giao dịch các loại bảo hiểm qua mạng; nới rộng trường hợp mở tài khoản ngân hàng... là những chính sách của Chính phủ hiệu lực từ tháng 3.

MTTQ xã Gia Mô góp sức chăm lo đời sống người nghèo

(HBĐT) - Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, những năm qua, công tác mặt trận của xã Gia Mô (Tân Lạc) luôn chú trọng chăm lo đời sống người nghèo. Hàng năm, những suất quà được trao tặng hay những ngôi nhà mới được xây dựng từ sự chung tay của bà con san sẻ nỗi khó khăn với các hộ nghèo mà còn củng cố khối đại đoàn kết, gắn bó trong nhân dân.

Khánh thành công trình “Đường giao thông nông thôn” chào mừng Đại hội Phụ nữ toàn quốc

(HBĐT) - Chiều 27/2, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Lạc Sơn tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình “Đường giao thông nông thôn” tại xóm Chẹ, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. Dự lễ khánh thành có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện và đông đảo bà con nhân dân, hội viên phụ nữ xóm Chẹ.

Hoạt động hòa giải vun đắp tình làng, nghĩa xóm ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Đoàn kết xóm giềng, tối lửa tắt đèn có nhau là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày không tránh khỏi những lúc va chạm, mâu thuẫn nảy sinh dẫn đến cãi vã, bất hoà giữa các gia đình. Thời gian qua, huyện Tân Lạc đã phát huy hiệu quả vai trò của các tổ hoà giải. Mỗi khi có vụ việc, các hoà giải viên kịp thời có mặt hoá giải những mâu thuẫn, xung đột, gắn kết lại tình làng, nghĩa xóm.

Sức lan tỏa của phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa”

(HBĐT) - Là huyện vùng cao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng Mai Châu là một trong các đơn vị được đánh giá thực hiện tốt phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa” của tỉnh.

Góp sức tìm mộ của bộ đội Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được bức tâm thư của ông Bùi Xuân Thi, 62 tuổi, trú tại thôn 23-9, xã Liên Sơn (Lương Sơn) gửi nỗi niềm trăn trở của mình tới công luận mong góp sức nhắn tìm phần mộ của các đồng đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục