(HBĐT) - Cùng cán bộ LĐ -TB&XH xã Phú Minh (Kỳ Sơn), chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thưởng, xóm Mon. Tiếp chúng tôi, ông Thưởng chia sẻ: Gia đình tôi mỗi người một việc, người chăm sóc đàn lợn, người phụ trách rừng keo, máy chế biến dong riềng… Công việc không bao giờ ngơi tay nhưng cũng mừng vì cuộc sống ngày một khấm khá”.
Cán bộ LĐ-TB&XH xã Phú Minh thăm điển hình người có công phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Văn Thưởng, xóm Mon (đứng giữa).
Năm 1965, ông Thưởng nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị và bị nhiễm chất độc hóa học. Năm 1970, ông xuất ngũ trở về địa phương và làm trưởng ban Tài chính của xã. Sau đó, ông nghỉ và tập trung phát triển kinh tế gia đình. Phát huy phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ”, ông và gia đình chịu khó làm ăn, tích cóp được số vốn kha khá, ông đầu tư trồng 2 ha dong riềng, trên 2 ha keo và trong chuồng duy trì 3 con lợn nái, đàn lợn thịt. Để gắn sản xuất với chế biến sản phẩm, ông đầu tư máy chế biến dong riềng. Theo ông Thưởng, từ sản xuất dong riềng, hàng năm, gia đình ông thu về từ 50- 60 triệu đồng, gấp 3 lần trồng lúa. Tổng thu nhập của gia đình từ trồng trọt và chăn nuôi gần 200 triệu đồng /năm.
Hiện nay, xã Phú Minh có 46 hộ chính sách, trong đó, 37 người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng gồm 11 thương binh, 2 bệnh binh, 5 hưởng tuất liệt sỹ, 1 hưởng tuất nuôi dưỡng, 1 tuất chất độc hóa học, 12 người nhiễm chất độc hóa học và 5 con nhiễm chất độc hóa học. Đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh cho biết: Hàng năm, Đảng ủy, UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần người có công không ngừng được nâng lên. Vào những dịp lễ, tết, 27/7, xã đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ từ 5-6 sổ tiết kiệm (1 triệu đồng /sổ) cho người có công. Từ nguồn quỹ Đền ơn - đáp nghĩa, xã hỗ trợ 5 triệu đồng /hộ để sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa, khám và cấp thuốc miễn phí cho người có công. Riêng năm 2016, quỹ Đền ơn - đáp nghĩa xã vận động được trên 16 triệu đồng hỗ trợ 4 hộ sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa. Xã phối hợp với Công ty CP nước sạch Vinaconex có trụ sở tại xóm Vật Lại hỗ trợ 35 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ gia đình chính sách ở xóm Mon…
Năm 2017, hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sỹ, xã đã vận động các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn và nhân dân ủng hộ xây dựng quỹ Đền ơn - đáp nghĩa phấn đấu đạt trên 20 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này sẽ tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà; khám và cấp thuốc miễn phí; tặng 10 sổ tiết kiệm trị giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng /sổ cho hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức quét dọn, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ của xã. Các tổ chức, đoàn thể cũng có những hoạt động ủng hộ, giúp đỡ ngày công gia đình chính sách...
Hưong Lan
(HBĐT) - Những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm (PCTP) và tệ nạn xã hội (TNXH), đồng thời phát huy vai trò nòng cốt trong PCTP và TNXH ở địa bàn khu dân cư.
(HBĐT) - Hội NCT TP Hoà Bình: Trong quý I/2017, Ban đại diện Hội NCT thành phố và các Hội NCT phường, xã đã tham mưu cho Hội đồng quản lý quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT trích 478.400.000 đồng tặng 22 suất quà cho NCT nghèo, NCT cô đơn, NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức các hoạt động thăm hỏi hàng trăm lượt NCT đau ốm tại nhà và bệnh viện; tổ chức mừng thọ cho 1.357 NCT ở các độ tuổi 70,75,80,85,90,95,100 và trên 100 tuổi với tổng số tiền 593.306.000 đồng.
(HBĐT) - Ngày 25/4, UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH và BHYT tỉnh tại huyện Lương Sơn. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh về thực hiện chính sách pháp luật BHXH và BHYT toàn dân chủ trì buổi làm việc. Tham dự lãnh đạo BHXH tỉnh, Sở Y tế, Sở LĐTB&XH, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) giờ đã đổi thay nhiều. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Thế nhưng bà con trong xã luôn băn khoăn, trăn trở với mong mỏi chờ điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Người dân luôn thấp thỏm lo chuyện mất điện, điện yếu do quá tải, nhất là mùa hè - mùa cao điểm sử dụng điện đã tới.
“Sau hơn 20 năm chờ đợi, cuối cùng niềm mơ ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực. Những chiếc cầu treo dân sinh nối liền khu vực trung tâm xã Hưng Thi (Lạc Thủy) với các thôn, xóm đã được chủ đầu tư bàn giao đưa vào sử dụng. Vậy là từ giờ trở đi, chúng tôi không còn “rùng mình” mỗi lần di chuyển qua những chiếc cầu tre chòng chành, xập xệ để qua sông nữa. Học sinh cũng không phải nghỉ học mỗi khi trời mưa bão”, chị Bùi Thị Hoa ở thôn Thơi, xã Hưng Thi phấn khởi chia sẻ.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Co, trú tại thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy, huyện Kim Bôi mong được các cấp có thẩm quyền quan tâm giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.