“Sau hơn 20 năm chờ đợi, cuối cùng niềm mơ ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực. Những chiếc cầu treo dân sinh nối liền khu vực trung tâm xã Hưng Thi (Lạc Thủy) với các thôn, xóm đã được chủ đầu tư bàn giao đưa vào sử dụng. Vậy là từ giờ trở đi, chúng tôi không còn “rùng mình” mỗi lần di chuyển qua những chiếc cầu tre chòng chành, xập xệ để qua sông nữa. Học sinh cũng không phải nghỉ học mỗi khi trời mưa bão”, chị Bùi Thị Hoa ở thôn Thơi, xã Hưng Thi phấn khởi chia sẻ.

 

Địa hình xã Hưng Thi bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Do đó, dân cư sinh sống thưa thớt và được hình thành nhiều chòm, dân cư nhỏ lẻ. Để khắc phục thực trạng trên, chính quyền và người dân đã xây dựng những chiếc cầu tre nối liền các thôn, xóm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, do được làm từ các vật liệu tạm nên những chiếc cầu tre không đảm bảo an toàn, tiềm ẩn nguy cơ gẫy sập bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, giao thông nông thôn chính là nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền xã trong nhiều năm qua.

Cầu Bến Đô, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã được bàn giao đưa vào sử dụng.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Minh Thẩm, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: “Trước đây, khi chưa có cầu treo, hàng hóa nông sản người dân làm ra thường không tiêu thụ được hoặc bị các thương lái ép giá. Điển hình như cây mía tại xã chỉ bán được 2.000 - 2.500 đồng/cây, tuy nhiên, ở các xã Phú Thành, Phú Lão có thể bán được với giá 3.500 đồng/cây. Bên cạnh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, các bậc phụ huynh cũng lo ngại khi con em mình ngày nào cũng phải đi học qua những chiếc cầu tre cũ kỹ, xập xệ. Đặc biệt hơn khi mùa mưa bão đến, nước lũ dâng cao khiến cầu tre bị ngập nước, học sinh buộc phải nghỉ học. Bên cạnh đó, cầu tre xuống cấp cũng gây ra nhiều hệ luỵ đáng tiếc, như năm 2014, một người dân khi đi qua cầu thôn Thơi đã bị rơi xuống sông dẫn đến tử vong.   

 

Lo ngại trước thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền xã Hưng Thi đã đề nghị Nhà nước hỗ trợ xây dựng cầu treo dân sinh nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, tránh xảy ra tai nạn thương tâm, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng đi lại và lưu thông hàng hóa. Từ nguồn vốn của Chính phủ phê duyệt chương trình dự án hỗ trợ xây dựng 186 cầu treo dân sinh cho 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, xã Hưng Thi được cấp 28 tỷ đồng xây dựng 4 chiếc cầu treo dân sinh. Ngay sau khi có quyết định, cấp ủy, chính quyền xã  tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân GPMB để đảm bảo tiến độ công trình.

 

Trong 2 năm 2015 - 2016, 4 chiếc cầu treo dân sinh đã nhanh chóng được thi công và bàn giao đưa vào sử dụng, bao gồm: cầu Gạo Bạc, cầu Bến Bưởi, cầu Bến Cui và cầu Bến Đô. 4 chiếc cầu đều có chiều dài 120 m, rộng 2 m, tải trọng 500 kg. Việc đưa cầu treo vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các thôn, xóm nằm cách xa trung tâm như thôn Niếng, Cui, Thơi… ông Bùi Văn Trung ở thôn Thơi vui mừng cho biết: “Từ khi có cầu treo dân sinh, hàng hóa nông sản của gia đình tôi làm ra dễ dàng tiêu thụ với giá bán ổn định. Ngoài ra, vào mùa mưa lũ, chúng tôi không còn lo lắng trước tình trạng giao thông tê liệt, hàng hóa không lưu thông được. Bên cạnh đó, gia đình tôi cũng phần nào yên tâm khi để con em mình tự qua sông đến trường trên những chiếc cầu sắt kiên cố”. 

 

“Có thể nói, việc xây dựng cầu treo dân sinh là việc làm hết sức cấp thiết đáp ứng được mong mỏi của nhân dân trong xã.  Khi cầu treo dân sinh được đưa vào sử dụng sẽ góp phần đảm bảo ATGT nông thôn. Qua đó góp phần tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính quyền xã sẽ tích cực tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn, bảo vệ và phát huy hiệu quả của những chiếc cầu treo dân sinh”, đồng chí Bùi Minh Thẩm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

 

                                                                             Đức Anh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp. Những giọt máu trao đi sẽ mang đến sự sống, niềm hy vọng cho những người kém may mắn. Phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, Ban Chỉ đạo HMTN tỉnh đã triển khai nhiều chương trình HMTN, thu hút các tình nguyện viên tham gia...

Đồng bào Dao xóm Cáp an cư, lạc nghiệp

(HBĐT) - Những năm 60 của thế kỷ trước, thực hiện chính sách định canh, định cư của Đảng, đồng bào Dao sống cheo leo trên các sườn núi ở xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã hạ sơn định cư dưới chân núi. Sau gần 5 thập kỷ an cư, lạc nghiệp, cuộc sống đồng bào Dao đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn nằm trong diện xóm đặc biệt khó khăn (vùng 135) cần được tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để giảm nghèo.

Quỹ Thiện tâm - Tập đoàn Vingroup bàn giao 200 bê cái sinh sản cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 21/4, trong khuôn khổ chương trình cam kết hỗ trợ với tỉnh ta, quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup thông qua Hội Nông dân tỉnh tiến hành bàn giao 200 con bê cái sinh sản cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn.

Tư vấn hỗ trợ thanh niên lựa chọn ý tưởng, dự án khởi nghiệp

(HBĐT) - Ngày 21/4, tại hội trường cơ quan Tỉnh Đoàn, Tổ tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đã tổ chức lựa chọn ý tưởng, dự án của thanh niên lần 1.

Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT quý II/2017

(HBĐT) - Chiều ngày 20/4, BHXH tỉnh tổ chức hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT quý II/2017 với các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh

Hiểm họa từ cáp treo tự chế ở xã Đồng Nghê

(HBĐT) - Hình ảnh những dây cáp treo tự chế dùng để vận chuyển nông sản xuyên núi đã trở nên quen thuộc đối với người dân xã Đồng Nghê (Đà Bắc) từ năm 2013 đến nay. Sử dụng cáp treo với mục đích tiết kiệm sức người và tiện trong việc thu hoạch, vận chuyển, tập kết hàng hóa. Tuy nhiên, công cụ thô sơ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục