(HBĐT) - Chưa nói đến nước sạch, đảm bảo vệ sinh hay không, nhiều hộ dân ở xã đặc biệt khó khăn Tuân Đạo (Lạc Sơn) thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, nhất là vào thời điểm mùa khô. Những con suối “chết” vì khô hạn càng khiến người dân nơi đây chật vật trong thảm cảnh “đói” nước…

 

Con suối ở xóm Sào, xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) đã đứt dòng, bà con phải đào các hố nhỏ ở chân núi để lấy nước về sinh hoạt.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Bèo, Chủ tịch UBND xã cho biết: Tuân Đạo có 12 xóm, trong đó xã mới có 3 công trình nước sạch được xây dựng từ năm 2008 với 4 xóm được hưởng lợi gồm: Mới, Mọi, Khụ và Mọng. Để có nước sinh hoạt, bà con ở các xóm còn lại phải dùng ti ô dẫn nước từ các khe suối ở trên núi, đồi về sử dụng. Các xóm: Sào, Nạc, Chạo và Rài là khó khăn nhất về nước sinh hoạt. Bà con phải kéo nước cách nhà từ 1 - 1,5 km, thậm chí có hộ đến 2 km. Thế nhưng, trong thời điểm mùa khô, nguồn nước ở các con suối cạn kiệt, có suối không chảy nữa nên việc lấy nước vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của bà con.

 

Xóm Sào có 94 hộ, tất cả các hộ đều dùng ti ô dẫn nước từ trong chân núi về sử dụng. “Dòng suối đứt dòng rồi, không còn nước chảy nữa. Để có nước sinh hoạt, bà con đào các hố dưới chân núi để tích tụ nước ngấm rồi dùng ti ô dẫn về nhà. Nhiều hộ không có nước phải đi xin hàng xóm”, ông Bùi Văn Niên, Trưởng xóm Sào cho biết. Dọc đường vào chân núi xóm Sào, dòng suối ngày nào còn chảy rì rào, nay trơ sỏi và rậm rạp cỏ dại. Trên con đường mòn, hàng chục ti ô nhỏ bằng ngón tay út của người lớn xoắn vào nhau chằng chịt, chạy vào phía chân núi.

 

Đầu nguồn con suối Sào đây rồi, không một giọt nước chảy xuống. Nói như người dân nơi đây “Suối Sào như một người mẹ già đã tắc sữa nhưng vì khát, đàn con vẫn cố gắn hút”. Hàng chục hố nhỏ, đường kính từ 30 - 40 cm được đào sâu xuống từ 1 - 1,5 m. Hố có nước, có hố khô khốc, mặc cho vài đầu ti ô đã cắm sẵn. Anh Bùi Xuân Tượng, người dân xóm Sào cho biết: “Nếu trời không mưa thì gia đình tôi phải đi xin nước hàng xóm vì chỗ mình đào rất ít nước. Không biết có sạch hay không, có nước để sinh hoạt là may lắm rồi. Nhiều hôm, trâu, bò giẫm vào ti ô lại phải đi kiểm tra nối lại. Nói chung, không ai khổ vì nước như chúng tôi. Vì nước mà nhiều khi anh em trong xóm to tiếng với nhau”.

 

Gia đình anh Bùi Văn Nam may mắn hơn gia đình anh Tượng vì đường ti ô còn có nước chảy về, dù chỉ chảy nhỏ giọt. “Nước chỉ chảy thế này thôi, chả khác gì người ta nấu rượu, trong khi, gia đình tôi có 7 người và 10 con lợn. Mọi sinh hoạt đều rất tằn tiện, thiếu nước nên làm gì cũng khó khăn. Chúng tôi mong muốn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt cho xóm”, anh Nam bày tỏ.

 

Suối đứt dòng, thiếu nước sinh hoạt cũng đồng nghĩa với thực trạng thiếu nước sản xuất nghiêm trọng. Không ít ruộng ở xóm Sào hay Mọng và một số xóm khác không đủ nước gieo cấy phải trồng cây màu, thậm chí bỏ hoang. Thực trạng này đã từng được phản ánh trên Báo Hòa Bình nhưng đến nay, theo thông tin mà lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo cho biết, sản xuất của bà con chỉ biết phụ thuộc vào “nước trời”.

 

Trở lại với vấn đề thiếu nước sinh hoạt, đồng chí Bùi Văn Bèo, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo cho biết: Giải pháp đào giếng không khả thi vì nhiều hộ đào sâu đến 20 mét nhưng lượng nước vào mùa khô rất ít. Còn khoan giếng thì chi phí cao, trong khi đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước mắt, chúng tôi mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư xây dựng công trình nước sạch cho 4 xóm: Sào, Nạc, Chạo và Rài. Thực tế, các xóm: Đanh, Đào, Quàn cũng khó khăn không kém nhưng địa bàn rộng, dân cư phân bố thưa thớt thành các chòm xóm nên để đầu tư là rất khó khăn”.

 

 

                                                                  Viết Đào

Các tin khác


Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tỉnh Đoàn Hoà Bình thăm, tặng 10 suất quà cho thanh niên công nhân

Chiều 13/5, nhân dịp Tháng Công nhân 2024, Tỉnh Đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh đến thăm, động viên, tặng quà các thanh niên công nhân tại Công ty TNHH TM và XD Hoàng Trường Giang, thành phố Hòa Bình.

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ, thuê học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có văn bản thông báo thủ đoạn dụ dỗ học sinh, sinh viên tham gia mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục