Cuối ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á -Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững”, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch IPU Saber Chowdhury đã dự Lễ Công bố Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các nghị viện do IPU và UNDP xây dựng.

 Lễ chuyển giao Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) nhiệm kỳ 2017- 2018.

Bộ tiêu chí nói trên được đánh giá là một văn bản hết sức quan trọng, góp phần cung cấp thông tin về các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), khuôn khổ hành động, sự tham gia của các Nghị viện để thúc đẩy thực hiện các SDG.

Tối cùng ngày, tại Hội trường Thống Nhất, đã diễn ra Lễ chuyển giao Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) nhiệm kỳ 2017- 2018 giữa Quốc hội Fiji và Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury, Tổng thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và đại diện của Chủ tịch Quốc hội Fiji - Phó Chủ tịch Quốc hội Fiji Ruveni Nadalo tham dự buổi lễ.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng và Phó Chủ tịch Quốc hội Fiji Ruveni N. Nadalo tiến hành Lễ chuyển giao chức Chủ tịch APPF nhiệm kỳ 2017- 2018.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng bày tỏ niềm tự hào sâu sắc của Quốc hội Việt Nam đã được các Nghị viện thành viên của APPF và Chủ tịch danh dự APPF Nakasone tin tưởng giao phó trọng trách là Chủ tịch Diễn đàn APPF nhiệm kỳ 2017- 2018, cùng với đó là việc chủ trì Hội nghị thường niên lần thứ 26 của APPF tại Việt Nam vào tháng 1-2018.

Ban Tổ chức cho biết, tiếp nối những thành công của Quốc hội Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại nghị viện đa phương thời gian gần đây như Đại hội đồng IPU-132 tổ chức tại Hà Nội, tháng 3-2015 và Đại hội đồng AIPA-31 tháng 9-2010…, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng khẳng định, Quốc hội Việt Nam cam kết tập trung và dành nỗ lực cao nhất để tổ chức thành công Hội nghị thường niên APPF- 26. Quốc hội Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch IPU, Tổng Thư ký IPU, sự phối hợp của Quốc hội các nước để Hội nghị APPF-26 thành công tốt đẹp.

Trong ngày 11-5, bên lề hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Chủ tịch IPU Saber Chowdhury và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong; Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn Timor Leste Aderito Hugo Da Costa; Chủ tịch Hạ viện, Trưởng đoàn Philippines Pantaleon D.Alvarez.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn Lào Somphanh Phengkhammy, Phó Chủ tịch Hội đồng lập pháp, Trưởng đoàn Thái-lan Porjit Peerasak. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn Fiji Ruveni N. Nadalo.

Theo chương trình, ngày mai 12-5, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ đi khảo sát khu dân cư Cầu Dần Xây - nơi bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, tiến hành Lễ trồng cây và thăm rừng ngập mặn Cần Giờ, tại huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Theo Ban Tổ chức, trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu đã tham gia thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về:

(i) Các bước thực tế mà Nghị viện có thể tiến hành để hỗ trợ thực hiện SDGs ở quốc gia và khu vực;

(ii) Những cơ hội mà các SDGs có thể mang lại để đạt được bình đẳng giới tốt hơn trong quá trình ra quyết sách phát triển bền vững và tác động của yếu tố giới đối với các chính sách phát triển bền vững;

(iii) Bức tranh tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu trên toàn cầu và tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững trong khu vực, những thách thức trước mắt và trong dài hạn; cách thức giải quyết đi kèm với việc khai thác những cơ hội mở ra cho việc chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững và hành động của Nghị viện;

(iv) Các yêu cầu xây dựng luật và hoạch định chính sách của từng quốc gia để hoàn thành những cam kết quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí trên toàn cầu, được thể hiện trong Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

                                                      TheoNhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh

Xã Hạ Bì nỗ lực đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

(HBĐT) - Xã Hạ Bì (Kin Bôi) có điểm du lịch suối khoáng tại xóm Mớ Đá, mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Kéo theo đó, các ngành nghề, dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống phát triển theo. Tuy nhiên, phía sau đó, công tác quản lý về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của xã còn nhiều khó khăn.

Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh thăm hỏi, hỗ trợ gia đình 2 trẻ em đuối nước tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 10/5, Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Phó Chủ tịch Hội đồng Quỹ làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình 2 trẻ em vừa bị đuối nước tại huyện Kim Bôi.

Bất an lo lũ ống, lũ quét lấp ruộng cấy, trượt sạt nhà dân

(HBĐT) - Chính quyền và nhiều hộ dân xã Hòa Bình- TP Hòa Bình vẫn hằng ngày sống trong thấp thỏm và bất an và mòn mỏi đợi chờ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ khu tái định cư và có phương án di dời những hộ dân trong vùng nguy hiểm, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân khi đang ở trong mùa mưa bão 2017.

Lào Cai: Hàng chục tỷ gửi tiết kiệm “bốc hơi” chỉ còn 1 triệu đồng

Nhiều khách hàng ở Lào Cai bị thất thoát hàng chục tỷ đồng gửi tiết kiệm còn duy nhất 1 triệu sau khi nhờ một phụ nữ thân thiết mở hộ tài khoản.

Xã Thu Phong quan tâm chăm sóc người có công với cách mạng

(HBĐT) - Hiện nay, xã Thu Phong (Cao Phong) có 35 người có công với cách mạng, trong đó, tuất liệt sỹ 10 người, nhiễm chất độc hóa học 10 người, thương binh 8 người, bệnh binh 2 người, còn lại là các trường hợp khác. Chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều chính sách quan tâm đến đời sống gia đình người có công. Đến nay chỉ còn 1 hộ nghèo. Đời sống của các hộ cao hơn so với mức sống trung bình của xã. Thu nhập bình quân của gia đình người có công khoảng 50 triệu đồng/ năm (thu nhập bình quân toàn xã 26 triệu đồng/người/ năm).

Lời giải nào cho bài toán khó

(HBĐT) - Đã hoàn thành việc học tập ở trường nhưng hiện nay, nhiều sinh viên hệ cử tuyển vẫn thất nghiệp vì chưa được bố trí việc làm. Cung vượt quá cầu, để sắp xếp việc làm cho những sinh viên này thực sự trở thành bài toán khó..

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục