(HBĐT) - Thống nhất tạm dừng mọi hoạt động khai thác cát, sỏi tại vùng hạ lưu sông Đà thuộc huyện Kỳ Sơn đối với Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến và Công ty CP khai khoáng Sahara, thời gian bắt đầu từ ngày 22/5 - 10/6/2017. Đó là kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc về công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh vào ngày 22/5. Cùng dự có đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh và các sở, ngành liên quan; lãnh đạo UBND TP Hòa Bình, các huyện: Kỳ Sơn, Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thủy; Chủ tịch UBND phường Tân Hòa và các xã: Trung Minh, Yên Mông, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn.


Tại Văn bản số 2357/TB-VPUBND, ngày 22/5/2017 của Văn phòng UBND tỉnh thông báo kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang tại buổi làm việc nêu rõ: Thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác cát, sỏi lòng sông Đà nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi vẫn diễn ra khá phức tạp. Tình trạng khai thác cát trái phép vẫn xảy ra, đặc biệt tại địa bàn xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Các doanh nghiệp được cấp phép thực hiện không nghiêm túc quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản. Công tác QLNN của một số sở, ngành, địa phương còn hạn chế, có mặt chưa tốt, sự phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ. Hoạt động của tổ công tác liên ngành của tỉnh còn hạn chế, hiệu quả thấp.

Tàu hút cát hoạt động trên sông Đà, địa phận xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) vào sáng 19/5/2017.

 

Về các nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới: Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường hơn nữa công tác QLNN về cát, sỏi trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về khai thác cát, sỏi trái phép và những hành vi thực hiện không đúng quy định của các đơn vị được cấp phép. Yêu cầu tổ công tác liên ngành tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, xử lý vi phạm và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN, xử lý các vi phạm; nêu cao trách nhiệm người đứng đầu.

Trong thời gian tạm dừng, giao Giám đốc Sở TN &MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Xây dựng, GTVT, NN&PTNT, KH&ĐT, Công an tỉnh, UBND huyện Kỳ Sơn làm việc với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp xác định việc chấp hành nội dung giấy phép đầu tư trong thời gian qua, lập hồ sơ vi phạm theo quy định của pháp luật về đầu tư, khoáng sản; xác định với doanh nghiệp hướng hoạt động khai thác trong thời gian tới (công suất, khối lượng, thiết bị sử dụng, thời gian khai thác trong ngày, đăng ký số lượng tàu, thuyền…); thực hiện đối thoại với nhân dân để mọi người dân, tổ chức hiểu, chấp hành pháp luật về việc thực hiện khai thác của các doanh nghiệp được cấp phép theo quy định. Cử cán bộ thường trực thực hiện tuần tra, kiểm soát để xử lý các vi phạm khi xảy ra.

Giao Sở TN &MT tiếp tục tham mưu kiện toàn tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ thường trực tại vùng hạ lưu sông Đà theo quy định trước ngày 10/6/2017. Tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành văn bản gửi UBND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ trong công tác QLNN về khai thác cát, sỏi lòng sông vùng hạ lưu sông Đà tại các khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho UBND huyện Kỳ Sơn và các Sở: Tài chính, KH&ĐT, GTVT, Xây dựng, NN&PTNT, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh thực hiện QLNN theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trước đó, như Báo Hòa Bình điện tử đã đưa tin, chiều ngày 19/5, hàng trăm người dân xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã tập trung tại UBND xã và nhà văn hóa xóm Tân Lập, ra bờ sông Đà để phản đối tình trạng khai thác cát rầm rộ. Lý giải của người dân là quá bức xúc trước "đại công trường” khai thác cát trên sông Đà với mức độ quá lớn làm đảo lộn cuộc sống và đã kiến nghị lên cấp trên nhưng không chuyển biến.

Khi tổ công tác liên ngành của tỉnh xuống giải quyết vấn đề khai thác cát, người dân đã đề nghị đối thoại về vấn đề này. Theo phản ánh của người dân, từ ngày 8/4/2017, xuất hiện nhiều tàu hút cát, tàu cuốc trên sông Đà khu vực xã Hợp Thành, Hợp Thịnh. Tàu tập kết, neo đậu kín một khúc sông và hoạt động suốt ngày đêm làm đinh tai, nhức óc, chưa kể hàng trăm tàu đến chở cát đi về phía Hà Nội. Khúc sông bị cào móc, nguy cơ sạt lở.

Đại diện cho nhân dân xóm Tân Lập, bà Trần Thị Hương cho biết: Trước đây, trên khúc sông ở 2 xã Hợp Thịnh, Hợp Thành chỉ có 5 - 6 tàu hút cát. Từ tháng 4, tàu cuốc rầm rập đến hoạt động, neo đậu giữa sông như một "làng”. Ngày 6/5, tôi đã viết đơn phản ánh, kiến nghị gửi UBND xã. Xóm Thông cũng viết đơn kiến nghị vào ngày 7/5. Tuy nhiên, đến sáng 19/5, tình trạng vẫn không chuyển biến đáng kể. Quá bức xúc, nhân dân đã phải tập trung lại để phản đối, chặn dừng xe của tổ công tác đề nghị đối thoại về vấn đề này.

Sau khi nghe ý kiến của nhân dân, đại diện cho tổ công tác, các đồng chí: Nguyễn Trần Anh, Phó Giám đốc Sở TN &MT; Lê Trọng Long, Phó Chánh Thanh tra tỉnh đã trực tiếp giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân. Theo đó, trước thông tin phản ánh của nhân dân, trong ngày 19/5, tổ công tác đã đi thực tế, lập biên bản kiểm tra khai thác cát. Tại thời điểm kiểm tra, có 27 tàu trên sông Đà khu vực xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, vượt quá số lượng tàu đăng ký. Tổ đã yêu cầu 2 công ty tạm ngừng hoạt động chờ chỉ đạo tiếp tục của UBND tỉnh. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Quyết định số 51/QĐ-UBND, ngày 11/12/2013 và Quyết định số 20/QĐ-UBND, ngày 21/4/ 2015, UBND tỉnh đã cấp phép lần lượt cho Công ty Hùng Yến và Công ty Sahara được khai thác cát lòng sông Đà làm vật liệu xây dựng thông thường tại huyện Kỳ Sơn trong 24 năm, mức sâu + 4 m. Trong đó, Công ty Hùng Yến được phép khai thác cát tại xã Hợp Thành bắt đầu từ năm 2014, công suất 27.000 m3 /năm, diện tích 20 ha. Công ty Sahara được khai thác cát tại xóm Thông, xã Hợp Thịnh bắt đầu từ năm 2015, công suất 230.000 m3 /năm, diện tích 75 ha. Khu vực khai thác có tọa độ xác định cụ thể, được thể hiện trên bản đồ khu vực khai thác khoáng sản tỷ lệ 1: 5.000. Doanh nghiệp phải có bản cam kết bảo vệ môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến ngày 19/5, 2 công ty đã tổ chức khai thác rầm rộ, vượt quá số tàu đăng ký.

                                                                                                        CL

Ngay trong ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Văn bản số 608/UBND-NNNT về việc tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông Đà đối với Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến và Công ty CP khai khoáng Sahara.

Theo đó, tạm dừng mọi hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông Đà thuộc huyện Kỳ sơn theo nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp đối với 2 công ty. Thời hạn tạm dừng hoạt động bắt đầu từ ngày 22/5 - 10/6/2017. Giao Sở TN &MT chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Kỳ Sơn và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư, khai thác cát, sỏi lòng sông Đà đối với 2 công ty; đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn đảm bảo ổn định tình hình về ANTT trên địa bàn liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông Đà của 2 công ty. Yêu cầu Sở TN &MT, Công an tỉnh, UBND huyện Kỳ Sơn, 2 công ty và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện.

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục