(HBĐT) - Xây dựng đường tràn cho công trình thủy lợi hồ Khả, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) đã vô tình tạo ra dòng suối dữ vào mùa mưa lũ, gây sạt lở đất, đe dọa đến tính mạng, tài sản của một số hộ dân sống ven suối. Việc di dời các hộ dân hoặc thực hiện các biện pháp chống sạt lở trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, nhất là khi mùa mưa bão đã đến.


"4 hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp, có đợt mưa lũ lớn, nước còn tràn vào trong nhà bà Bùi Thị Nhừng, xóm Cáo. Trong những ngày cao điểm, chúng tôi phải túc trực thường xuyên. Năm ngoái nhiều lần báo động, phải di dời đồ đạc của một số hộ. Điều đáng nói là trước đây, ở vị trí con suối đang gây sạt lở chỉ là dòng suối nhỏ. Việc xây dựng đường tràn cho công trình thủy lợi hồ Khả đã tạo ra con suối lớn bây giờ. Các hộ dân rất muốn di dời nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thực hiện được. Bà con mong muốn được đền bù hoặc được cơ quan chức năng quan tâm, kè lại bờ suối để không sạt lở thêm”, đồng chí Bùi Mạnh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Quý Hòa cho biết.


 

Con suối hình thành từ việc xây dựng đường tràn hồ Khả, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) với lòng suối nông, gồ ghề sỏi, đá, chảy xiết vào mùa mưa lũ, đe dọa đến sự an toàn của các hộ dân ven suối.

Những ngày này, con suối dữ chỉ có dòng nước nhỏ chảy luồn lách qua những tảng đá lớn. Lòng suối khá nông lại có nhiều tảng đá lớn là nguyên nhân khiến con suối trở nên dữ dằn trong những ngày mưa lũ. Hộ bà Bùi Thị Nhừng nằm cách con suối chỉ khoảng 3 - 4 m. Những ngày lũ lớn, gia đình bà nơm nớp sợ hãi. "Vào mùa mưa không dám ngủ vì nước suối dâng cao, chảy vào tận sân. Có dạo nước chảy tràn vào trong nhà, nhờ lực lượng dân quân của xã và bà con đến chuyển đồ mới không bị cuốn trôi. Trước đây, chỉ là khe suối nhỏ, nằm sát bên kia đường, mưa bão chẳng ảnh hưởng gì. Gia đình rất lo lắng, muốn chuyển đến nơi khác lắm chứ nhưng điều kiện khó khăn. Đã nhiều lần gia đình tôi làm đơn đề nghị lên cơ quan chức năng, mong muốn được hỗ trợ để di dời nhưng không được giải quyết”, chị Bùi Thị Sinh, con dâu bà Nhừng cho biết.

Kế bên nhà bà Nhừng là hộ ông Bùi Văn Dức. "Các hộ khác làm nhà sàn bằng gỗ thì có thể di dời đi chỗ khác được, còn nhà tôi làm bằng bê tông thì làm sao khiêng đi được. Mà di dời cũng khó, đất đai từ xa xưa mình đã ở đây, giờ chuyển đi chỗ khác thì lấy đâu đất mà ở, sản xuất. Ngay từ khi xảy ra sạt lở ở bờ suối, chúng tôi đã báo cáo lên UBND xã, đề xuất lên huyện nhưng chưa thấy hồi âm, trong khi, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân, ông Dức bức xúc.

Quả thật, gia đình ông Dức đang trong tình trạng khá ái ngại. Đường bê tông nội xóm trước nhà ông đã bị con suối khoét sâu vào chừng 1 m. Vào mùa mưa, tình trạng tiếp tục sạt lở sẽ khó tránh khỏi. Sạt lở đã ảnh hưởng đến ngôi nhà của gia đình ông Dức với những vết nứt dài xuất hiện trên nền nhà: "Tôi lấy xi măng vá lại vài chỗ rồi, còn những vết này là mới nứt thêm. Nếu không kè lại bờ suối, mưa xuống sạt cả nhà xuống suối mất. Hiện nay, người ta thi công đường lên Đồi Thung rồi đổ đất ra bờ suối bên kia nên lòng suối càng bị thu hẹp hơn. Nếu lũ lớn thì nước sẽ chảy siết, nguy hiểm hơn rất nhiều”, bà Bùi Thị Lỵ, vợ ông Dức bày tỏ.

Chưa thuộc diện đặt vào tình trạng khẩn cấp như gia đình ông Dức và bà Nhừng nhưng gia đình ông Bùi Văn Niên cũng tỏ ra khá ái ngại. "Cũng lo lắm chứ, vài lần phải chạy sang nhà hàng xóm trú tạm rồi. Với tình trạng sạt lở như bây giờ, nếu không có biện pháp kè lại bờ suối thì sẽ sạt vào đến nhà của chúng tôi thôi”, ông Niên lo lắng. Ngoài ra còn một hộ nữa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc xây dựng đường tràn cho công trình thủy lợi hồ Khả, là gia đình ông Bùi Văn Tấn (xóm Khả). Trước nguy cơ sạt lở, gia đình ông Tấn đã kè lại bờ suối.

"Trước mắt, chúng tôi sẽ cảnh báo cho các hộ dân, bố trí lực lượng sẵn sàng ứng cứu trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bà con, rất mong cơ quan chức năng quan tâm, có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra”, đồng chí Bùi Mạnh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã bày tỏ.

                                                                                      Viết Đào


Các tin khác

Không có hình ảnh

Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 09 của UBND tỉnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) tỉnh vừa làm việc với UBND thành phố Hòa Bình về công tác tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD.

Khai trừ Ðảng, cách chức Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Tiền Giang Lê Minh Tùng


Sáng 27-5, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Nhã cho biết: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang quyết định kỷ luật ông Lê Minh Tùng, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Tiền Giang với hình thức: Khai trừ Ðảng, cách chức Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy do vi phạm nghiêm trọng Quy định những điều đảng viên không được làm.

Tích cực triển khai Luật Trẻ em và phòng - chống bạo lực, xâm hại trẻ em

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 219.347 trẻ em, chiếm 26,6% dân số của tỉnh. Trong đó, 2.050 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 28.119 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giảm dần. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm, chăm sóc. Hoạt động tập huấn nâng cao năng lực và truyền thông, tư vấn được đẩy mạnh. 100% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thuộc đối tượng trợ giúp được hưởng đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước. Có 2/11 huyện, thành phố và 121/210 xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Bảo vệ trẻ em (chiếm 57,6%).

Giám sát tình hình hoạt động của Đội công tác xã hội tỉnh nguyện trên địa bàn tỉnh


(HBĐT) - Ngày 26/5, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa -Xã hội (HĐND tỉnh) do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát Sở LĐ, TB & XH tỉnh, để nắm về tình hình hoạt động của Đội công tác xã hội tình nguyện trên địa bàn tỉnh.

Thành phố Hòa Bình phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2017


(HBĐT) - Sáng 26/6, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2017 với chủ đề "Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Dự lễ phát động có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp và đông đảo các em học sinh đại diện cho trên 20 nghìn trẻ em trên địa bàn.

Doanh nghiệp cam kết khắc phục triệt để hậu quả


(HBĐT) - Từ ngày 10/5/2017, ở xóm Đồi II, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) xuất hiện ruồi với mật độ dày đặc. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của bà con trong xóm. Ngày 15/5, các hộ dân bị ảnh hưởng đã có đơn phản ánh đến chính quyền địa phương về tình trạng này và cho rằng, ruồi phát sinh từ trại gà của Công ty TNHH MTV Chu Thị Hòa Bình đóng trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục