(HBĐT) - Đồ chơi trẻ em là mặt hàng thiết yếu của trẻ nhỏ. Đối với trẻ, đồ chơi có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển trí tuệ. Nếu được sử dụng đồ chơi phù hợp sẽ giúp trẻ tăng cường sự khéo léo, khả năng tư duy, sáng tạo. Bên cạnh những đồ chơi hợp quy chuẩn, đảm bảo chất lượng vẫn còn những loại đồ chơi mang tính bạo lực, không an toàn cho trẻ là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm.


 


Đồ chơi trẻ em được bày bán tại một cửa hàng văn hoá phẩm trên đại lộ Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

Trên địa bàn tỉnh, đồ chơi trẻ em được bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em, bày bán riêng lẻ hoặc xen lẫn các mặt hàng khác tại cửa hàng văn phòng phẩm, tạp hoá, xe đẩy bán hàng rong… Gặp chị Đinh Thị Hạnh, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) tại một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên đường Cù Chính Lan, chị cho biết: Tôi có con hơn 2 tuổi nên thường xuyên mua đồ chơi cho cháu. Tuy nhiên, có quá nhiều đồ chơi trẻ em của Trung Quốc, từ cái xúc xắc, quả bóng, ô tô, máy bay, các loại đồ chơi có tính bạo lực như kiếm, súng, đao đến đồ chơi phát triển trí tuệ như bảng số, bảng tính, bảng chữ cái tiếng Anh, đồ chơi nhận biết màu sắc, số lượng, hình khối… Tôi nghe nhiều thông tin về chất lượng đồ chơi trẻ em Trung Quốc không đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nên cũng đắn đo nhưng nhiều khi vẫn phải mua vì nhu cầu đồ chơi của cháu. Đồ chơi của Việt Nam ít mà so với đồ chơi Trung Quốc giá lại đắt hơn.

Dạo một vòng qua thị trường có thể thấy đồ chơi trẻ em khá phong phú và đa dạng nhưng chiếm phần lớn là hàng của Trung Quốc sản xuất. Chủ một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) cho biết: Đôi ba năm trở lại đây đồ chơi trẻ em do Việt Nam sản xuất được cửa hàng bán khá nhiều như đồ chơi gỗ etic, đồ chơi nhãn hiệu anto, antona… Đây là những thương hiệu đồ chơi an toàn Việt. Dù vậy thì đồ chơi của Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị trường bởi mẫu mã phong phú, bắt mắt ở cả các sản phẩm điện tử hay nhựa, giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thị Phượng, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Tôi rất tin dùng đồ chơi trẻ em của Việt Nam, e ngại hàng của Trung Quốc nên khi đi mua đồ chơi cho con tôi đều tìm hàng Việt Nam để mua. Hiện có nhiều công ty sản xuất đồ chơi trong nước khá uy tín được nhiều phụ huynh lựa chọn, nhất là đồ chơi bằng gỗ và nhựa an toàn. Tuy nhiên do nhiều loại đồ chơi tôi chỉ thấy có hàng của Trung Quốc như ô tô điều khiển từ xa, bộ đồ chơi nhà bếp, bộ đồ chơi bác sỹ… Đây là những đồ chơi trẻ rất thích nên tôi buộc phải mua dù không biết có đảm bảo an toàn hay không. Hơn nữa, nhiều mặt hàng đồ chơi của Việt Nam có giá hàng trăm nghìn đồng trong khi của Trung Quốc chỉ vài chục nghìn đồng, thậm chí vài nghìn đồng cũng có thể mua được một thứ đồ chơi cho con cũng là vấn đề khiến các bậc phụ huynh cân nhắc khi thu nhập còn thấp.

Đồng chí Lê Đình Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở KH &CN) cho biết: Theo quy định, đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em. ở tỉnh ta không có cơ sở sản xuất, đại lý kinh doanh lớn về đồ chơi trẻ em mà chỉ có hàng hoá lưu thông. Hàng năm, Chi cục đều có kế hoạch đi kiểm tra hoạt động kinh doanh đồ chơi trẻ em, tập trung vào dịp Tết Trung thu. Ngoài ra, Chi cục kiểm tra đột xuất khi có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, theo yêu cầu của cấp trên hoặc phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức đoàn kiểm tra khi cần thiết. Đối với việc kiểm định chất lượng hàng hoá phải trải qua nhiều quy trình phức tạp, liên quan đến kinh phí nên lực lượng chức năng chủ yếu kiểm tra về hồ sơ hợp chuẩn, hợp quy lưu giữ tại cửa hàng, hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, đây cũng là những vi phạm phổ biến. Qua kiểm tra chủ yếu nhắc nhở chủ cửa hàng chấp hành đúng quy định, tịch thu tiêu huỷ các mặt hàng có tính bạo lực như gươm, kiếm, súng…, việc xử phạt còn hạn chế.

Trên thực tế đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận chất lượng nên khó xác định mức độ an toàn, nhưng với những ưu thế về giá cả, mẫu mã, phù hợp thị hiếu trẻ nhỏ nên vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Cùng với việc cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng của lực lượng chức năng, hơn hết người tiêu dùng, nhất là các bậc phụ huynh cần nâng cao nhận thức, có sự cân nhắc, lựa chọn về chất lượng và sự phù hợp khi mua đồ chơi cho trẻ, tránh mua các loại đồ chơi không có nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, không có thông tin cảnh báo, thành phần, đồ chơi không có dấu CR… để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con em mình, hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro.

                                                                                                      Hà Thu



Các tin khác


Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Bao giờ mới hết họp chợ lấn đường?

(HBĐT) - Thiếu nề nếp trong thực hiện đảm bảo hành lang ATGT của người họp chợ và thói quen của người tiêu dùng "tiện đâu mua đấy” khiến tình trạng họp chợ, lấn đường gây bức xúc trong thời gian dài. Cho tới nay, tình trạng lộn xộn này có giảm nhưng không bền vững.

Tháng hành động vì trẻ em - điểm nhấn thúc đẩy công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Đồng chí Đào Anh Tuấn, Phó trưởng Phòng LĐ -TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Với chủ đề "Triển khai Luật Trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”, việc tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2017 có ý nghĩa quan trọng. Đây là dịp để các cấp, ngành, tổ chức, các bậc cha mẹ, thầy, cô giáo và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em - những mầm non tương lai của đất nước. Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em và đặc biệt là phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với trẻ em.

Xã Chí Đạo trăn trở về an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện khoảng 6 km nhưng đời sống của phần lớn người dân xã Chí Đạo (Lạc Sơn) còn nhiều khó khăn. Với 99,9% dân số (trong tổng số 627 hộ và 2.862 nhân khẩu) là đồng bào dân tộc Mường, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn nỗ lực giữ vững nhịp cầu nối đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơ sở SX -KD sản phẩm nông nghiệp vi phạm nặng giảm còn 24,47%

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, công tác quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản và truyền thông được tăng cường giúp nâng cao nhận thức của người SX -KD, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Thanh tra chính phủ làm rõ tài sản ''khủng'' của giám đốc sở Yên Bái


Thanh tra chính phủ sẽ tiến hành thanh tra để làm rõ nguồn gốc khối tài sản "khủng” gồm nhiều đất đai, dinh thự của ông Phạm Sĩ Quý, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục