(HBĐT) - Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc thì "Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy, thế nào là dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, như chúng ta đã biết "Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước. Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số.

Trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc, cụm từ "Dân tộc thiểu số” được thống nhất sử dụng trong hệ thống các văn bản pháp qui, các văn bản hành chính và không sử dụng khái niệm dân tộc bản địa. Tuy nhiên tại một số diễn đàn, hội thảo quốc tế, các báo cáo của các tổ chức phi chính phủ… còn có sự nhầm lẫn khái niệm "người bản địa” và "người dân tộc thiểu số”.

Trong bối cảnh các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, của văn bản hành chính để lợi dụng tuyên truyền, kích động một số dân tộc thiểu số với lập luận về các điều khoản được ghi trong tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của các dân tộc bản địa (như quyền sở hữu về đất đai, tài nguyên, quyền tự trị, tự quyết về chính trị, văn hóa…) để phá hoại chính sách đại đoàn kết, gây bất ổn về chính trị và an ninh quốc phòng.

Thực hiện đúng công tác dân tộc theo các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui của Nhà nước, các cơ quan chính quyền các cấp không được sử dụng cụm từ "dân tộc bản địa” để chỉ các dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các hành vi cố tình vi phạm sẽ bị xử lý trước pháp luật.

Đỗ Duy Sâm (Ban dân tộc tỉnh)


Các tin khác


Vụ sàm sỡ nữ đồng nghiệp bị phạt 200 nghìn đồng: Trung ương Hội Phụ nữ lên tiếng

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn lên tiếng về vụ việc chị N.T.L.A (chuyên viên Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) bị nam đồng nghiệp sàm sỡ, cắn sứt môi ngay tại nhiệm sở.

Xã Tuân Đạo tập trung di rời nhà dân ra khỏi vùng sạt lở, sụt lún

(HBĐT) - Tháng 10 năm ngoái, xã Tuân Đạo là một trong những điểm nóng của huyện Lạc Sơn về tình trạng sạt lở. Chưa đầy 1 năm, nhiều hộ dân ở Tuân Đạo lại tiếp tục nỗi lo bất an bị mất nhà do mưa lũ gây ra.

Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương trên địa bàn tỉnh bàn giao nhà tình nghĩa tại xã Tú Sơn (Kim Bôi)

(HBĐT) - Sáng 7/8, Khối thi đua các Doanh nghiệp Trung ương trên địa bàn tỉnh gồm các đơn vị Công ty Thủy điện Hòa Bình, Viettel Hòa Bình, Công ty Điện lực Hòa Bình, Viễn Thông Hòa Bình, Bưu điện tỉnh, Chi nhánh xăng dầu, Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222, Công ty CP sách và thiết bị trường học đã tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Bùi Huy Sạn, xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi). Tham dự lễ bàn giao có đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Khối và các phòng, ban liên quan trên địa bàn.

Xã Kim Bôi chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em

(HBĐT) - Năm 2017, xã Kim Bôi (Kim Bôi) có một trẻ em bị tai nạn đuối nước. Từ đó đến nay, Đảng ủy, UBND xã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Với việc đề ra từng giải pháp cụ thể; huy động cả cộng đồng cùng chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong 8 tháng qua, xã không có trường hợp trẻ em bị đuối nước, không có trẻ bị bạo hành.

Bệnh viện làm gì sau quy định 1 bàn chỉ khám 65 bệnh nhân/ngày?

Quy định mới của Thông tư 15 là khám tối đa 65 lượt/bàn khám/ngày khiến nhiều bệnh viện (BV) tuyến trên phải sắp xếp để bệnh nhân không phải ra về.

Cái "ngưỡng" của thông tin

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Quảng Nam lấy đi sinh mạng của 13 con người khi gia đình chú rể đi đón dâu không chỉ là nỗi đau của gia đình các nạn nhân, mà còn của cả xã hội. Nhưng với cách đưa tin sa vào chi tiết để câu view của nhiều cơ quan truyền thông dường như đã khoét sâu thêm nỗi đau này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục