(HBĐT) - Trên 75.000 lao động được tạo việc làm từ chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) của NHCSXH hơn 15 năm qua đã nói lên tầm quan trọng của chương trình tín dụng ưu đãi này. Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi GQVL thông qua NHCSXH tỉnh đã góp phần duy trì và mở rộng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm. Thông qua chương trình đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả không chỉ ở thành thị mà còn ở vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.


Từ năm 2015, gia đình bà Nguyễn Thị Hồng ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) được vay 20 triệu đồng từ chương trình GQVL của NHCSXH đầu tư nuôi lợn nái và lợn thịt. 2 con lợn nái mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 10 - 12 con đều giữ lại nuôi lợn thịt. Gia đình bà kết hợp nấu rượu lấy bỗng nuôi lợn sạch, không dùng cám công nghiệp, nên 1 năm chỉ xuất bán 2 lứa lợn thịt với khoảng hơn 2 tấn lợn hơi nên cả thời điểm lợn mất giá mỗi năm gia đình bà vẫn lãi 50 triệu đồng. Gia đình bà luôn trả lãi đúng thời hạn. Không chỉ tập trung chăn nuôi, gia đình bà Hồng còn tận dụng gần 2.000 m2 đất vườn trồng các loại cây ăn quả như bưởi, vú sữa, ổi, mít Thái cho thêm thu nhập.


Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà Nguyễn Thị Hồng ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đầu tư nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế.

Trường hợp của bà Hồng chỉ là một trong hàng ngàn hộ vay vốn GQVL trên địa bàn tỉnh phát huy hiệu quả đồng vốn ưu đãi. Nhìn chung, các dự án vay vốn đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn, diện vay vốn rộng, vốn được quay nhiều vòng. Nhờ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đã góp phần GQVL cho nhiều lao động, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất. Qua tìm hiểu thực tế, nhu cầu vay vốn GQVL làm để mở rộng quy mô sản xuất, GQVL cho người lao động ở nhiều địa phương rất lớn. Đặc biệt là các mô hình khởi nghiệp hạn chế về vốn sản xuất. Bên cạnh đó, mức cho vay trên một hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thấp. Theo quy định, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng/dự án và hộ gia đình 20 triệu đồng/hộ. Song số cơ sở được vay phổ biến vẫn là mức vay vài chục triệu đồng cho các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, trong khi với số tiền cho vay này lại phải đảm bảo tối thiểu thu hút 1 lao động. Năm 2018, tổng nguồn vốn chương trình GQVL toàn tỉnh được giao 76,452 tỷ đồng và từ đầu năm đến nay được giao tăng 8 tỷ đồng. Nguồn vốn này cơ bản cho vay quay vòng sau khi thu hồi nợ đến hạn nên không đáp ứng đủ nhu cầu.

Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Trong quá trình triển khai, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, giải ngân cho các đối tượng vay vốn, ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện, thành phố và các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ phát triển ngành nghề, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về GQVL, giảm nghèo bền vững. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay chương trình GQVL đạt trên 41 tỉ đồng với 1.595 lượt khách hàng vay, doanh số thu nợ đạt trên 26 tỉ đồng. Ðể đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân, thời gian qua, ngoài nguồn vốn do T.Ư cấp, chi nhánh chỉ đạo NHCSXH các huyện, thành phố và các hội, đoàn thể thu hồi vốn đã đến hạn, từ đó tạo nguồn vốn vay quay vòng. Đến nay, dư nợ Chương trình cho vay GQVL trên địa bàn tỉnh đạt trên 91 tỷ đồng với 3.650 khách hàng còn dư nợ. Nhờ thực hiện có hiệu quả, toàn tỉnh đã GQVL mới cho gần 10.000 lao động. Chương trình đã góp phần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về tạo việc làm, làm thay đổi nhận thức về việc làm cho người lao động. Tuy nguồn vốn vay không nhiều nhưng có vai trò là "đòn bẩy” và hỗ trợ kịp thời người lao động đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cũng như cộng hưởng giá trị trong 2 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng NTM.


Đinh Thắng


Các tin khác


Rực rỡ những con đường nở hoa ở xã Thanh Hối

(HBĐT) - Trở lại thăm xã Thanh Hối (Tân Lạc) vào những ngày cuối tháng 10, chúng tôi ngỡ ngàng về những con đường hoa rực rỡ dưới ánh nắng đầu đông. Đường sá sạch bong, hai bên được tô điểm bằng muôn sắc hoa cúc, mười giờ… rung rinh trong nắng, tạo nên phong cảnh nên thơ.

Một Chiến sỹ bị thương khi tham gia công tác cứu hộ tại hang khai thác vàng trái phép

(HBĐT) - Theo thông tin từ Ban Chỉ huy công tác CHCN tại hang khai thác vàng trái phép ở thôn Lộng, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy. Trong quá trình tham gia công tác cứu hộ trong hang, Trịnh Hoàng Phú, (sinh năm 1996), hiện đang là Chiến sỹ nghĩa vụ thuộc lực lượng PCCC và CHCN Công an tỉnh đã bị thương khá nặng.

Tìm thấy thi thể 1 nạn nhân vụ sập hầm vàng tại xã Thanh Nông

(HBĐT) - Qua 7 ngày tích cực, khẩn trương tìm kiếm, đào xúc hàng nghìn mét khối đất đá, hút bùn, nước, đến khoảng 12 giờ 30 ngày hôm nay (10-11), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể 1 nạn nhân trong vụ tai nạn sập hang khai thác vàng trái phép tại thôn Lộng, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy. Nạn nhân tìm thấy được xác định là Trương Công Chánh, sinh năm 1992 ở xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

430 người tham gia phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Sáng 9/11, tại xã Yên Trị, Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động năm 2018. Dự khai mạc phiên giao dịch có đại diện Sở LĐ- TB&XH, lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy.

Tập huấn kỹ năng lấy mẫu, giám sát, thanh tra xử lý vi phạm ATTP nông lâm thủy sản

(HBĐT) - Từ ngày 7 – 9/11, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và trường Quản lý cán bộ NN & PTNT I tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lấy mẫu, giám sát, thanh tra xử lý vi phạm ATTP nông lâm thủy sản. Thanh phần tham dự có cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, trồng trọt, chăn nuôi của phòng NN & PTNT 11 huyện, thành phố trong tỉnh, thanh tra Sở NN & PTNT, cán bộ nông nghiệp 6 tỉnh, thành phố (Thái Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, Sơn La, Hải Phòng, Hà Nội).

Xã Phúc Tuy nỗ lực giảm nghèo

(HBĐT) - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung vào những cây trồng, vật nuôi thế mạnh là những nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng giảm nghèo vẫn là "bài toán nan giải” ở xã đặc biệt khó khăn này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục