Nhiều diện tích ruộng lúa của người dân tại phường Huyền Tụng,
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đang phải bỏ hoang do ảnh hưởng bãi chôn lấp
rác thải của thành phố.
Cấy gần 800m2 ruộng nhưng thành quả thu về của ông Hoàng Văn
Thái là 7 bao thóc vừa lép vừa bị thối đen.
|
Vụ mùa năm nay, gia đình ông Hoàng Văn Thái, tổ Khuổi Hẻo, phường
Huyền Tụng cấy gần 800m2 lúa. Tuy nhiên, kết quả thu về sau bao công sức
chỉ là 7 bao thóc vừa đen, vừa lép. Ông Thái cho biết, đây không phải vụ gặt đầu
tiên mảnh ruộng của ông thất thu, mà năm trước còn mất trắng. Theo ông, nguyên
nhân là nguồn nước tưới chảy ra từ phía bãi rác ngay phía trên khu ruộng nhà
mình bị ô nhiễm.
"Nước lúc mưa to thì khi màu vàng, khi màu đen. Cây lúa mọc tốt lắm,
nhưng bắt đầu trổ bông thì bị ảnh hưởng, nhìn bông thì rất to, ai cũng bảo tốt
lắm, nhưng thực tế gặt về thì bông nào tốt cũng chỉ được già nửa thôi”, ông
Thái chia sẻ.
Ba chú cháu ông Hà Sỹ Eng trú tại tổ Chí Lèn có khoảng 3.500m2 ruộng
lúa cũng nằm ngay đầu nguồn nước từ khu vực chôn lấp rác thải. Đã hơn 2 năm, diện
tích này phải bỏ hoang, không thể canh tác. Ông Eng cho biết, từ năm 2014
về trước, gia đình vẫn cấy lúa nhưng năng suất giảm dần qua từng năm. Thậm chí
nếu có thu hoạch thì thóc cũng không thể sử dụng được. Nhiều hộ dân tổ Chí Lèn
hiện cũng phải để ruộng bỏ hoang, không thể gieo cấy.
"Đến 2014, sau khi thu hoạch về thóc chuyển từ màu trắng sang màu
đen và rất hôi. Chúng tôi vẫn cố thổi cơm ăn xem thế nào, nhưng đưa lên miệng
là đã thấy hôi rồi, nhai thì không khác gì mùn cưa”, ông Eng nói.
Lúa bị lốp, thối thân, bông lúa bị đen, lép… là tình trạng chung của
nhiều thửa ruộng nằm gần khu vực bãi rác thành phố Bắc Kạn. Đây là khu xử lý
rác theo hình thức chôn lấp, được đưa vào sử dụng từ năm 2003 tại khu vực giáp
ranh các tổ Khuổi Mật, Chí Lèn và Khuổi Hẻo của phường Huyền Tụng.
Đến năm 2017, khi nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt hủy
đưa vào sử dụng thì bãi rác này cơ bản đóng cửa. Tuy nhiên, do bãi rác nằm trên
khu vực đồi cao, lại là nơi bắt nguồn của một số dòng nước sản xuất nên đã ảnh
hưởng trực tiếp đến nhiều diện tích ruộng cấy lúa. Thậm chí, người
dân khu vực lân cận cũng lo ngại bãi rác có thể ảnh hưởng cả đến giếng nước
dùng cho sinh hoạt.
Đầu năm 2018, chính quyền thành phố Bắc Kạn đã chi gần 700 triệu đồng
để xây thêm bể lắng, trồng cây xanh tại khu vực bãi rác này nhằm hạn chế ô nhiễm
nguồn nước sản xuất và sinh sống của người dân.
Tuy nhiên, người dân chưa thể an tâm, bởi từ tháng 7 đến tháng 10
vừa qua, do thiếu nguồn kinh phí cho nhà máy đốt rác, thành phố Bắc Kạn đã phải
tiếp tục sử dụng biện pháp chôn lấp rác tại khu vực này./.
TheoVOV.VN
(HBĐT) - Qua 7 ngày tích cực, khẩn trương tìm kiếm, đào xúc hàng nghìn mét khối đất đá, hút bùn, nước, đến khoảng 12 giờ 30 ngày hôm nay (10-11), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể 1 nạn nhân trong vụ tai nạn sập hang khai thác vàng trái phép tại thôn Lộng, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy. Nạn nhân tìm thấy được xác định là Trương Công Chánh, sinh năm 1992 ở xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.