Trong tiết trời se lạnh thấm đẫm sắc Xuân, ai cũng muốn được quần tụ bên gia đình để chuẩn bị đón Tết bên người thân của mình….Thế nhưng, vẫn có những người lính biên phòng phải hy sinh tình riêng để chắc tay súng, giữ vững biên cương Tổ quốc, trong đó có những chiến sĩ ở Đồn biên phòng "ba không” ở miền Tây Nghệ An.


Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Châu Khê (Nghệ An) trang trí đào đón Tết.

Thành lập năm 2008, Đồn biên phòng Châu Khê, đứng chân ở xã Châu Khê, huyện Con Cuông là đơn vị duy nhất của Biên phòng Nghệ An ở xa khu dân cư, không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại và không có chợ. Anh em biên phòng gọi đùa là Đồn "ba không”. Khó khăn là vậy, nhưng không khí đón Tết Kỷ Hợi của cán bộ chiến sĩ nơi đây không vì thế mà kém vui…

Trong những ngày cuối cùng của năm Mậu Tuất - 2018, chúng tôi có chuyến công tác "ngược ngàn” để đến với Đồn biên phòng "ba không” này. Trong khuôn viên đồn vừa được xây dựng mới, cán bộ, chiến sỹ nơi đây đang trang trí cây đào, mâm ngũ quả, bàn thờ Tết để chuẩn bị đón Xuân. Ai cũng háo hức, bởi đây là năm đầu tiên Đồn biên phòng Châu Khê đón Xuân mới với cơ sở vật chất, doanh trại khang trang hơn. Đón Tết năm nay, đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm, chế độ theo quy định của cấp trên. Thượng tá, Đồn trưởng Đồn biên phòng Châu Khê Nguyễn Trung Hà cho biết:"Chúng tôi chuẩn bị được khá nhiều thứ như gạo nếp, bánh chưng, hoa đào, các loại thịt… đủ để cho bộ đội đón tết đầm ấm ở vùng biên viễn này. Đây là những thực phẩm do anh em tự làm và khai thác tại chỗ, bởi đồn đóng quân ở xa dân, không có chợ, giao thông đi lại khó khăn nên anh em đều phải tự tăng gia sản xuất để bảo đảm lương thực, thực phẩm tại chỗ".

 Buổi họp giao ban của đơn vị trong thời khắc chuẩn bị chuyển giao năm cũ sang năm mới diễn ra khá đặc biệt so với bao lần khác. Ngoài quán triệt nhiệm vụ cho 70% quân số đơn vị trực chiến đấu dịp Tết, nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Đồn còn phân công nhiệm vụ cho các bộ phận phối hợp địa phương vui đón tết với người dân; Chi đoàn thanh niên giao lưu văn nghệ với địa phương trong đêm đón giao thừa... Không chỉ có vậy, Ban chỉ huy đồn còn tặng bao lì xì cho từng cán bộ, chiến sĩ. Những món quà lì xỳ tuy nhỏ, nhưng cũng làm ấm lòng cán bộ chiến sĩ nơi biên cương.

Cách đó không xa, anh em chiến sĩ mới cũng đang quây quần chuẩn bị cho nồi bánh chưng Tết… Cái công việc vốn bình dị này lại ấm cúng lạ thường trong ngày Tết ở vùng biên này. Trong không gian tĩnh lặng của núi rừng miền biên viễn xứ Nghệ, chiến sĩ Nguyễn Văn Đức, quê ở miền biển huyện Diễn Châu, năm đầu tiên đón tết ở đồn biên phòng cũng không khỏi có những phút nhớ nhà. Một điều đặc biệt nữa, cách mà Đức với anh em trao đổi thông tin, không khí đón tết với gia đình là qua những lá thư. Cũng như tôi hồi còn ở đảo Trường Sa, khi khách và chủ chuẩn bị chia tay nhau cũng là lúc Đức và mọi người đã tranh thủ tốc ký xong những bức thư ngắn gửi về cho gia đình. Vừa nhờ chúng tôi chuyển những bức thư này đến điểm bưu điện, chiến sĩ Nguyễn Văn Đức chia sẻ: "Chúng em ở đây trao đổi thông tin với gia đình, bạn bè, người thân chỉ bằng những lá thư thôi. Bởi không có sóng điện thoại. Muốn nghe điện thoại, phải đi hơn 20km đường rừng”.

Cùng với việc chuẩn bị cho cán bộ, chiến sĩ vui Tết, đón Xuân, đơn vị luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ năm cột mốc biên giới với hơn 33 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Châu Khê vẫn tăng cường tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc. Các anh luôn xác định rõ trách nhiệm của mình, phải bảo đảm biên giới thực sự bình yên để cho nhân dân vui Tết đón Xuân. Mới nhập ngũ với vẻ mặt còn đầy non tơ, chiến sĩ Lương Văn Sinh, quê huyện Tân Kỳ chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên em đón tết xa nhà. Năm hết Tết đến, ai cũng muốn được quây quần bên gia đình, người thân, nhưng chúng em luôn ý thức được trách nhiệm thiêng liêng với Tổ quốc, với sự an vui, đầm ấm của bà con nên mọi người sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ bình yên cho nhân dân vui Xuân, đón Tết”.

 Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Châu Khê vẫn nhường cơm, sẻ áo, bớt một phần chi tiêu của mình để thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo trên địa bàn. Hoạt động này được đơn vị thực hiện thường xuyên mỗi dịp Tết đến Xuân về. Thiếu tá, Chính trị viên phó đồn Biên phòng Châu Khê Lô Văn Ngoan cho biết: "Để giúp đỡ những gia đình gặp nhiều khó khăn, gia đình chính sách, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tự nguyện đóng góp lương và phụ cấp của mình tặng quà cho người nghèo trên địa bàn. Dịp này đơn vị đã tặng 10 suất quà cho các gia đình khó khăn, neo đơn trên địa bàn, bao gồm tiền mặt, và các nhu yếu phẩm phục vụ tết. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình nghèo khó khăn để ai cũng có Tết”.

Không khí đón Tết của cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng "ba không” Châu Khê hết sức đặc biệt. Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ sang năm mới ở nơi đây thật quá đỗi thiêng liêng, khi hơi ấm của tình người, tình đồng chí, đồng đội đã hòa quyện thành tình yêu Tổ quốc. Thêm một mùa xuân mới nữa lại về, cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Châu Khê vẫn luôn chắc tay súng, giữ vững biên cương để nhân dân được đón tết ấm áp, bình yên.

 

                   TheoNhandan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục