(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hữu Sinh, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Lạc Thủy cho biết: Hội CCB huyện hiện có 4.691 hội viên, 144 chi hội thuộc 23 cơ sở hội. Nhiều CCB sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng cán bộ, hội viên luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên chiến thắng đói nghèo, làm giàu chính đáng.


 

CCB Nguyễn Đăng Ninh ở thôn 3, xã Cố Nghĩa nhận bò hỗ trợ từ quỹ "Nghĩa tình đồng đội" của Hội CCB huyện Lạc Thủy.

 

Hội CCB huyện đã chỉ đạo cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” gắn với phong trào "Cựu chiến binh gương mẫu”. Đặc biệt, phong trào tiết kiệm để giúp đỡ hội viên khó khăn được thực hiện trên tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ về thực hành tiết kiệm gắn với phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, đã đạt được kết quả tích cực, hiệu quả.

Đồng chí Phó Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết thêm: Tháng 6/2013, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, BCH huyện Hội đã phát động cán bộ, hội viên thực hành tiết kiệm trong chi tiêu hàng tháng để ủng hộ hội viên khó khăn. Tháng 11/2014, BCH huyện Hội đã quyết định xây dựng mô hình tiết kiệm để ủng hộ hội viên khó khăn bằng cách mua bò giống sinh sản, giao cho hội viên chăn nuôi theo hình thức "ngân hàng bò". Các cơ sở đã quán triệt chủ trương tiết kiệm và nhận được sự đồng tình của đông đảo cán bộ, hội viên.

Theo đó, Hội CCB huyện Lạc Thủy đã thành lập Ban Điều hành quỹ và xây dựng quy chế điều hành, trong đó có việc xử lý rủi ro xảy ra và quy định cơ sở hội nào ủng hộ nhiều hơn sẽ giao bò trước. Hội viên nào ủng hộ từ 100.000 đồng trở lên sẽ được BCH Hội CCB huyện tặng giấy khen. Khi bàn giao bò cho hội viên có mời các đồng chí thay mặt cho cơ sở hội, chi bộ, trưởng thôn và cán bộ chi hội đến dự; có bản cam kết các điều khoản và thống nhất khi bò mẹ đẻ bê con đầu tiên thì gia đình nuôi đủ 12 tháng, sau đó bàn giao bê con cho Hội để chuyển hộ khác nuôi. Gia đình được hưởng hoàn toàn con bò mẹ. Nếu là bê đực, Hội sẽ đổi cho bê cái. Nếu sau 2 năm, bò không sinh sản được, Hội sẽ đổi cho bò giống khác. Ngoài việc vận động đóng góp trong hội viên. Hội đã vận động những đồng chí có điều kiện kinh tế làm nòng cốt trong việc ủng hộ, tiêu biểu như các đồng chí: Nguyễn Hồng Dương ở chi hội Thành Công, thị trấn Thanh Hà ủng hộ 500.000 đồng; Lê Quý Mỹ ở chi A2, xã Cố Nghĩa 2 lần ủng hộ, mỗi lần 500.000 đồng; Nguyễn Xuân Đỉnh chi hội Tân Phú, xã Đồng Tâm ủng hộ 500.000 đồng... Có 259 đồng chí ủng hộ từ 100.000 đồng trở lên đã được huyện Hội tặng giấy khen.

Sau 5 năm thực hiện, đến nay, các cấp Hội CCB huyện Lạc Thủy đã vận động và thu được hơn 358 triệu đồng, mua 13 con bò giống (cuối năm 2017) giao cho 13 hộ hội viên, rồi tiếp tục nhân lên thành 20 hộ (đầu năm 2018) và đàn bò tăng trưởng được 29 con. Cuối năm 2018, Hội tiếp tục mua 4 con bò để giao cho hội viên nuôi. Trong quá trình thực hiện, ý nghĩa, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định. Nhiều hộ từ hỗ trợ của Hội đã quyết tâm đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Đăng Ninh, hội viên chi hội thôn 2, xã Cố Nghĩa, từ 1 con bò giống được giao cuối năm 2014, đến tháng 3/2018 đã sinh sản thêm 4 con; hộ ông Nguyễn Văn Nam, chi hội Đồi Hoa, xã Lạc Long nhận bò năm 2015, đến nay đã thêm được 3 con; ông Lê Văn Toàn, chi hội Rị, xã Phú Thành, Bùi Huy Thành, chi hội Tân Thành, xã Cố Nghĩa; Đặng Đình Khương, chi hội Thắng Lợi, thị trấn Thanh Hà, đến nay, bò đã sinh sản được 2 con, tạo việc làm cho 20 hội viên khó khăn, góp phần giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

 

Hồng Duyên

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc chăm sóc người có công với cách mạng bằng những việc làm thiết thực

(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Chí, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc khẳng định: Là huyện vùng cao, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng được huyện Đà Bắc thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công tác chăm sóc người có công trên địa bàn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chăm lo bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực.

Sở Tư pháp tổ chức hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2019

(HBĐT) - Sáng ngày 22/2, Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2019. Dự hội nghị có lãnh đạo sở, các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành.

Tưng bừng ngày hội tòng quân đất Mường

(HBĐT) - Đúng 7h30 sáng ngày 20/2, 11 huyện, thành phố của tỉnh đã đồng loạt tổ chức lê giao nhận quân, tiễn đưa 1.500 người con ưu tú của quê hương đất Mường lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 

Thu hồi quyết định bổ nhiệm Phó chi cục Quản lý thị trường Bình Định

Ông Hà Lê Hoàng, cán bộ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Bình Định, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT Bình Định vừa bị thu hồi quyết định bổ nhiệm Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT.

Thiết thực mô hình “Tủ quần áo từ thiện” cho người nghèo ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - "Tủ quần áo từ thiện” là mô hình mang đậm tính nhân văn được xây dựng bởi câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Vì trái tim trẻ thơ và Hội Chữ thập đỏ huyện Yên Thủy. Với phương châm "ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy”, tủ quần áo từ thiện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo nhân dân, góp phần san sẻ khó khăn với bệnh nhân và người nghèo.

Xin đừng “lạc lối” trên không gian mạng

(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng (ANM) bắt đầu có hiệu lực. Đây sẽ là nền tảng, cơ sở pháp lý thống nhất chung để xử lý những vi phạm cũng như điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Thực tế này cho thấy đã đến lúc người tham gia hoạt động trên không gian mạng phải có trách nhiệm hơn trước những hành động, lời nói của mình...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục