(HBĐT) - Con đường 12B từ ngã ba dốc Cun đến Ba Hàng Đồi nối đường 12A với đường 21, thuộc huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn (trước đây) nay thuộc huyện Kim Bôi dài 50 km, đi qua các vùng đất: Tú Sơn, Lập Chiệng, Hạ Bì, Kim Truy, Kim Bình, Thanh Lương... tuyến đường do thanh niên xung phong (TNXP) quản lý, với nhiệm  vụ san đồi, bạt núi, lấp đầm lầy, sông, suối tạo thành con đường chiến lược phục vụ  cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong thời gian từ năm 1958 - 1960 phải thông đường

Với tổng chiều dài 50 km, chiều rộng mặt đường 8m, xây lắp khoảng 200 chiếc cầu, cống bằng bê tông cốt thép. 4.300 anh, chị em TNXP lứa tuổi từ 18 - 20 của 14 tỉnh, thành phố tham gia thi công, gồm: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Ninh Bình, Hà Đông, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Hà, Hòa Bình. Biết bao công sức, trí tuệ và 6 TNXP đã vĩnh viễn hiến dâng tuổi thanh xuân cho cung đường, làm nên con đường huyền thoại - "một bông hoa tươi thắm” của tuổi trẻ. Có gần gũi với đội ngũ TNXP ngày ấy mới tận mắt chứng kiến sự chịu đựng gian khổ, những mất mát, hy sinh của họ. 

Anh, chị em TNXP đã lao động quần quật trên công trường, gội nắng, tắm mưa chỉ có 2 bộ quần áo. Mùa nắng thì áo riềm bâu, mưa rừng ướt hết vẫn mặc để tự khô chứ không có bộ khác để thay thế. Mùa rét như cắt da, cắt thịt, thiếu hoặc không có áo len, áo bông, chỉ có manh áo dầy đỡ tạm. Thuốc men phòng bệnh, chữa bệnh hạn chế, lương thực thực phẩm chưa đầy đủ, dựng lán ngủ giữa rừng hay ven làng, ven đường, thiếu thốn trăm bề. Bữa ăn chủ yếu muối lạc, măng rừng lá chính, nếu có ít thịt làm ruốc thì cũng nửa muối, nửa thịt. Không trực tiếp chiến đấu nhưng thương vong của họ không ít vì sốt rét rừng, tai nạn lao động, đất, đá đè, cây gẫy đổ, rắn rết bọ cạp, muỗi vắt, trôi sông, suối... sử dụng mìn phá đá trang bị thô sơ, ít kinh nghiệm, rủi ro khó tránh... 26 đại đội đã chết 6 người và một số bị thương. Khó khăn gian khổ, hy sinh như vậy nhưng không ai kêu ca nửa lời. Ngày đêm ngủ lán với 8 giờ lao động trên mặt đường. TNXP đi như trẩy hội, gồng gánh, ki sọt, xe cút kít, nối tuyến thông đường, tiếng hát, tiếng hò vẫn ngân vang. Vui nhất là khi TNXP gặp bộ đội hành quân qua, tiếng hỏi thăm, tiếng trêu ghẹo, tiếng hát vang xa, mới có câu hò: "Bộ đội mà gặp TNXP - như cá gặp nước như rồng gặp mây”.
Sự gian khổ, hy sinh của lực lượng TNXP có khi còn hơn cả bộ đội. Bộ đội còn có giày, dép, trang phục, được trang bị kỹ thuật chiến đấu, cách sống ở rừng, có lương ăn, có cấp dưỡng phục vụ. Còn TNXP đại bộ phận là tuổi trẻ, nông dân, lao động thành thị... nhiều vùng kinh tế còn khó khăn do vừa trải qua chiến tranh như ở ngoại thành Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh...

Ngày công bố thông đường, nhất là ngày cắt băng khánh thành con đường 12B Hòa Bình với tổng khối lượng đào, đắp 1.000.000 m3 đất, đá, dự kiến hoàn thành trong 2 năm đã hoàn thành đúng thời hạn, đưa vào phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phục vụ chính trị, kinh tế, văn hóa dân sinh. Các đơn vị TNXP 14 tỉnh, thành phố phấn khởi reo hò, đốt đuốc sáng rực bầu trời mừng thắng lợi. Hàng mấy trăm chiến sỹ thi đua lao động tiên tiến xuất sắc về dự lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Nhà nước phong tặng.

Suốt chặng đường phía sau con đường 12B huyền thoại, nhiều cựu TNXP, nhiều người đã vào tuổi 70 - 80 vẫn nhớ lại thời gắn bó với công trường 12B lịch sử.

Những chiếc bia bằng đá, bằng bê tông cốt thép của 14 tỉnh, thành phố có lực lượng TNXP tham gia đã ghi lại chiến tích lịch sử của mình trên đoạn đường. Bao năm tháng đã trôi qua, những ký ức còn mãi trong lòng những cựu TNXP 14 tỉnh, thành phố bình dị, lam lũ mà anh hùng một thời phục vụ, cống hiến tuổi thanh xuân cho con đường huyết mạch, trở thành kỳ tích trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc - chi viện cho chiến trường lớn miền Nam, đi mãi cùng thời gian năm tháng.

 
           Trịnh Hữu Thịnh
     (Xóm Chiềng, xã Liên Vũ, Lạc Sơn)


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Huyện có trên 14,5 vạn dân, trong đó, trẻ em trong độ tuổi trên 34.000 trẻ. Điều kiện kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,93%, hộ cận nghèo 28,23% nên công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn hạn chế.

Tân Lạc tặng trên 3,2 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Tân Lạc đã thực hiện tốt các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo, chăm sóc người có công; chi trả kịp thời chế độ cho các đối tượng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Huyện đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách, người có công, các đồng chí nguyên là lãnh đạo của huyện qua các thời kỳ.

Bàn giao 16 con bò sinh sản cho hộ nghèo xã Kim Bôi

(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 280 QĐ/MTTQ-BTT ngày 15/1/2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2018 của Ủy ban MTTQ tỉnh về việc hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản tại xã Kim Bôi, vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo tại xã Kim Bôi.

Vốn chính sách nâng cao đời sống người dân xã Liên Vũ

(HBĐT) - Xác định tín dụng chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH được triển khai bài bản trên địa bàn xã Liên Vũ (Lạc Sơn). Thực tế cho thấy, nguồn vốn chính sách đã trở thành "người bạn” đồng hành và là điểm tựa của nông dân trong hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngôi nhà mơ ước cho người nghèo

(HBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tín dụng chính sách hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, chương trình tín dụng nhà ở cho người nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực trên con đường xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, giúp những người nghèo có ngôi nhà khang trang, an cư lạc nghiệp.

Vốn chính sách giúp 838 hộ huyện Lạc Thủy thoát nghèo

(HBĐT) - Đến hết tháng 2, doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy đạt trên 2 tỷ đồng cho 57 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 4,2 tỷ đồng. Tổng dư nợ 17 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện trên 268 tỷ đồng với 11.004 lượt khách hàng còn dư nợ. Đến cuối năm 2018, có 7.670 hộ gia đình và doanh nghiệp đang sử dụng vốn của Ngân hàng CSXH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục