(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình” và Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 19/9/2018 của UBND huyện về triển khai thực hiện nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, khu phố huyện Kim Bôi, ngày 25/1/2019, xã Đông Bắc đã hoàn thành việc nhập, kiện toàn xóm Đầm Hạ và xóm Định thành xóm Đầm Định.


 Đồng chí Bùi Văn Tùng, Trưởng xóm Đầm Định, xã Đông Bắc (Kim Bôi) (đứng giữa) giải đáp những thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính sau sáp nhập.

 Xóm Đầm Hạ và xóm Định có nhiều thuận lợi cho việc sáp nhập như: vị trí địa lý của 2 xóm cùng nằm trên 1 trục đường; 2 xóm có sự tương đồng trong văn hóa, phong tục tập quán với 95% dân số là dân tộc Mường. Trên cơ sở đó, cấp ủy, chính quyền xã Đông Bắc tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc sáp nhập 2 xóm. Nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân xóm Đầm Hạ và xóm Định, việc sáp nhập 2 xóm diễn ra theo đúng lộ trình và kế hoạch đề ra. Sau khi sáp nhập, xóm Đầm Định có 204 hộ với 9.022 nhân khẩu.

Đồng chí Bùi Văn Tùng, Trưởng xóm Đầm Định cho biết: Sau hơn 2 tháng sáp nhập, hoạt động của xóm Đầm Định tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề phát sinh như: Hệ thống thiết chế văn hóa không đảm bảo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân. Âm ly, loa đài cũ không đáp ứng được yêu cầu của cuộc họp xóm với số lượng hơn 200 người tham gia. Nhiều cuộc họp, người dân ngồi dưới ồn ào, tôi và đồng chí Bí thư Chi bộ phát biểu nhiều người không nghe thấy, không nắm được nội dung cuộc họp. Loa truyền thanh của xóm không phủ được toàn xóm do địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung. Chính vì vậy, các thông báo của xóm như việc tổ chức họp, tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước nhiều hộ dân không nắm được. Để khắc phục hạn chế này, lãnh đạo xóm phải phân công nhau tới từng gia đình thông báo họp để không bỏ sót hộ dân nào.

Bên cạnh đó, người dân xóm Đầm Định đang lo lắng liên quan đến việc thay đổi các giấy tờ như: chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẻ BHYT… Người dân mong muốn các ngành chức năng có hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân xóm Đầm Định khi thực hiện thủ tục hành chính. Sau khi sáp nhập, dân số xóm Đầm Định tăng gấp 3 lần trước kia, tuy nhiên, kinh phí cấp cho hoạt động văn hóa của xóm cũng chỉ 2 triệu đồng/năm (vì quy định tính theo đầu xóm không tính theo nhân khẩu), ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức và duy trì các phong trào của xóm. Việc bổ sung, điều chỉnh hương ước, quy ước của xóm Đầm Định sau sáp nhập cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân cũng đang gặp khó khăn. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ xóm gồm bí thư chi bộ xóm, trưởng xóm, công an viên, cộng tác viên dân số… gặp khó khăn trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ khi địa bàn mở rộng, dân cư đông. Vì thế, cần có quy định tăng chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng chí Bùi Đức Biện, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Bắc cho biết: Sáp nhập xóm là một chủ trương lớn nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền. Trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã Đông Bắc sẽ căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của UBND huyện Kim Bôi để giải quyết các vấn đề phát sinh sau sáp nhập như: Giải quyết các giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính cho người dân; chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và không chuyên trách. Xã sẽ huy động nguồn xã hội hóa để mua mới hệ thống âm ly, loa đài hỗ trợ xóm Đầm Định.

                                                                         Thu Thủy

Các tin khác


Nhóm nữ sinh hành hung bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Nhóm nữ sinh lột đồ, hành hung bạn tại trường THCS Phù Ủng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội "Cố ý gây thương tích” nếu nạn nhân có tỷ lỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.

Huyện Lương Sơn: Hơn 800 người tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo Hiến máu tình nguyện huyện Lương Sơn vừa tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2019.

Tăng chất lượng nguồn nhân lực qua hoạt động dạy nghề

(HBĐT) - Tính đến tháng 3/2019, toàn tỉnh có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quy mô đào tạo mỗi năm từ 15 - 16 nghìn lao động. Giai đoạn từ năm 2013- 2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã đào tạo nghề cho gần 85 nghìn lao động theo các trình độ (cao đẳng 2.092 lao động, trung cấp 9.407 lao động, sơ cấp 29.361 lao động, dưới 3 tháng 43.731 lao động). Trong đó có 24.117 lao động nông thôn được đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Hoạt động dạy nghề đã cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp của phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; đồng thời góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phát động ra quân chương trình “Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam tích cực tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện vì An sinh xã hội, vì lợi ích của người dân”

(HBĐT) - Ngày 31/3, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam tích cực tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện vì An sinh xã hội, vì lợi ích của người dân”. Chương trình được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu của tất cả các Bưu điện tỉnh, thành phố.

Hội LHPN thành phố Hòa Bình: Triển khai chương trình “Vì sự an toàn cho Phụ nữ và Trẻ em” năm 2019

(HBĐT) -Hội LHPN thành phố Hòa Bình vừa tổ chức triển khai thực hiện chương trình, chủ đề hoạt động năm 2019 "Vì sự an toàn cho Phụ nữ và trẻ em”. Dự và chỉ đạo chương trình có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh; Thường trực Thành ủy và trên 300 Chi hội trưởng, Chi hội phó; thành viên các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh và khiêu vũ trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Gia đình cậu bé 13 tuổi đạp xe 100km ngỡ ngàng khi bỗng dưng nổi tiếng

Gia đình cậu bé 13 tuổi "lấy dép làm phanh", đạp xe vượt hơn 100km từ Sơn La về Hà Nội ngỡ ngàng khi con bỗng dưng "nổi tiếng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục