(HBĐT)-Cùng với việc đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Đà Bắc đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho hội viên nông dân trong việc triển khai các hoạt động tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo và làm giàu chính đáng.



Từ sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân huyện Đà Bắc, nông dân xóm Mực, xã Tiền Phong có thêm nguồn vốn để đầu tư chăn nuôi bò vỗ béo, từng bước thoát nghèo.

Hội Nông dân huyện hiện có hơn 9.740 hội viên, sinh hoạt ở 20 cơ sở Hội. Những năm qua, với mục tiêu giúp hội viên nâng cao thu nhập từ các mô hình kinh tế gia đình, Hội tích cực, chủ động phối hợp triển khai các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân, ủy thác với các ngân hàng hỗ trợ nông dân được tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển kinh tế.

Từ năm 2018 đến nay, các Hội cơ sở đã tín chấp, ký hợp đồng với Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Hòa Bình vay chậm trả trên 280 tấn phân bón, cung ứng trên 100 kg ngô giống và trên 100 lít thuốc bảo vệ thực vật phục vụ hoạt động sản xuất của hội viên. Bên cạnh đó, Hội phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT huyện, Công ty máy kéo nông nghiệp 1 hỗ trợ  hội viên các địa phương mua 12 máy sản xuất nông nghiệp; phối hợp với các ngành tổ chức 20 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho hội viên với hơn 850 lượt người tham gia (tập huấn theo nhu cầu thực tế của các hội viên như: kỹ thuật gieo cấy lúa giống mới, nuôi ong lấy mật, chăn nuôi lợn bản địa, trồng rừng, phòng trừ sâu bệnh hại); phối hợp với tổ chức phi chính phủ AIA tập huấn mô hình nuôi ong và nuôi lợn bản địa cho 32 hội viên tham gia tại xã Tiền Phong.

Để nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất, Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT huyện giải ngân trên 251.663 triệu đồng thông qua trên 140 tổ tiết kiệm cho hơn 5.028 hộ hội viên vay phát triển trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ. Hội tiếp tục huy động nguồn lực, sự đóng góp cũng như quản lý vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số vốn trên 1,4 tỷ đồng cho 46 hộ vay. Thông qua việc tạo vốn, hỗ trợ chuyển giao KHKT đã tạo điều kiện cho hội viên, nông dân đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh (SX - KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình SX - KD mang lại hiệu quả cao như: mô hình vườn cây ăn quả của hội viên Hà Huy Dụ, xã Hào Lý cho thu nhập trên 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5-7 lao động; mô hình kinh doanh dịch vụ của hội viên Đinh Văn Phượng, xã Suối Nánh cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm; các mô hình nuôi cá lồng, sản xuất, chế biến gỗ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ phong trào này đã tác động tích cực đến đời sống hội viên, góp phần cổ vũ, thúc đẩy hội viên thi đua lao động, sản xuất, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, nhất là giúp các gia đình hội viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn.

Đồng chí Đinh Văn Sứng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đà Bắc cho biết: Mặc dù các cấp Hội đã được củng cố vững chắc từ huyện đến cơ sở, song, ở khu vực vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn trình độ, nhận thức của hội viên, nông dân còn hạn chế, thiếu kiến thức về sản xuất, canh tác nên đời sống nhiều hộ còn khó khăn. Do đó, thời gian tới, bên cạnh việc hỗ trợ về nguồn vốn, tập huấn KHKT cho hội viên, Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan, ngành hữu quan triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo. Phấn đấu 100% cơ sở có hội viên đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua SX - KD giỏi.


  Thu Hằng


Các tin khác


Hội chữ thập đỏ tỉnh: Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình 3 cháu bị đuối nước thương tâm tại Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 17/4, đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã đến thăm và trao tiền hỗ trợ cho các gia đình có con bị đuối nước thương tâm ngày 15/4 vừa qua.

Thúc đẩy đam mê, tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Nhìn lại năm 2018, có lẽ nhiều người sẽ có chung cảm nhận: chưa khi nào khởi nghiệp được quan tâm nhiều như lúc này. Ngay từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cho đến doanh nghiệp, trường học đều bàn về khởi nghiệp. Là tổ chức đại diện cho thế hệ trẻ, cụ thể hóa chủ trương của T.Ư, của tỉnh, Đoàn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên.

Phường Phương Lâm: Thiết thực chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi

(HBĐT) - Với 1.336 hội viên, sinh hoạt tại 18 chi hội, những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) đã có nhiều hoạt động thiết thực thúc đẩy phong trào thi đua "Tuổi cao - Gương sáng” trên địa bàn ngày một phát triển.

Huyện lạc thủy: Phát huy vai trò người cao tuổi

(HBĐT) - Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Lạc Thủy có 7.318 hội viên, sinh hoạt tại 143 chi hội. Qua bình xét thi đua năm 2018, Hội NCT 15/15 xã, thị trấn của huyện đạt cơ sở Hội vững mạnh và khá; 143 chi hội ở các xóm, bản, khu dân cư hoạt động tốt, không có chi hội yếu kém. Kết quả đó là nguồn động viên, khích lệ Hội NCT và cán bộ, hội viên bước vào năm 2019 tiếp tục nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, phát huy vai trò NCT, đẩy mạnh phong trào "Tuổi cao - gương sáng”.

Vận động Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tỉnh năm 2019

(HBĐT) - Để tiếp tục chăm lo cho NCT, góp phần thực hiện hiệu công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Luật NCT, Hội đồng quản lý Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò NCT tỉnh đã ban hành Kế hoạch về việc vận động Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò NCT tỉnh năm 2019.

Duy trì hoạt động 15 câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định, Kế hoạch của UBND tỉnh về phê duyệt Dự án "Hỗ trợ NCT thiệt thòi thông qua nhân rộng CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở Việt Nam” và thành lập, nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, Hội NCT tỉnh phối hợp với tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế thành lập được 15 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục