Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, chiến sĩ CSGT bắt người dân xóa video clip quay mình làm việc đã bị điều chuyển từ công tác mặt đường vào công tác văn phòng.

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip dài 5 phút 14 giây ghi lại cảnh tranh luận giữa CSGT và một người dân đang quay clip. Người đăng tải clip viết: "Không có lỗi vi phạm mà cũng không cho đi. CSGT đòi xóa clip mới cho đi, tại sao CSGT TP.HCM sợ người dân giám sát đến vậy?”.

Không sai sao phải sợ quay clip?

Theo nội dung đoạn clip, một người đàn ông sau khi dừng lại đưa giấy tờ cho CSGT kiểm tra đã mở điện thoại quay video. CSGT thấy vậy đứng ngăn cản ngay cửa xe không cho anh lên xe nên hai bên xảy ra cãi vã.

Người quay phim liên tục yêu cầu CSGT đứng cách xa mình 5m, nhưng CSGT không những không đứng cách ra mà còn nói: "Giờ tôi muốn kiếm chuyện với anh đó thì sao? Đâu có gì đâu phải sợ”. Thấy vậy, người này đọc tên CSGT không cho anh lên xe đi tiếp dù không có lỗi vi phạm là Đại úy V.Q.N.

Người CSGT hỏi: "Ai cho anh quay phim?”. Người này đáp: "Tôi có quyền giám sát các đồng chí! Luật nào không cho tôi quay phim”. Nghe vậy, CSGT liền nói: "Ủa chứ luật nào cho anh quay phim người ta”…

Cuộc cãi vã kéo dài khoảng 5 phút thì CSGT yêu cầu: "Anh xóa clip thì tôi cho anh lên xe. Không thì mời anh lên phường làm việc”.

Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip đã được nhiều nhóm trên Facebook chia sẻ lại và nhận được hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các ý kiến đều bức xúc trước cách cư xử của vị CSGT và có lời ủng hộ cho sự hiểu biết pháp luật của người quay phim.

Tài khoản Quang Anh bình luận: "CSGT sao lại có quyền can thiệp vào điện thoại của công dân. Điện thoại đâu liên quan tới giao thông?”. Anh Khánh Nguyễn thì nêu ý kiến rằng người quay phim nên la lớn lên để người dân hiếu kỳ đến xem và quay clip để gây lại áp lực với CSGT. Nickname Nam Tran thì thắc mắc: "CSGT không sao thì sao phải sợ quay phim và sao cứ bắt người dân xóa clip làm gì nhỉ?”.

Người dân có quyền giám sát CSGT nên việc người dân quay clip, chụp hình khi CSGT làm việc đó là quyền của người dân. Việc giám sát ở đây là quan sát, chứ người dân không có quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT, vì việc kiểm tra CSGT là của điều lệnh.

Do đó, khi người dân quay clip CSGT TP.HCM mà bị lực lượng CSGT phản ứng cũng như có khiếu nại, thắc mắc gì liên quan đến CSGT của các đơn vị thuộc phòng có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 0994.67.67.67

Hàng loạt ý kiến khác cũng đề nghị Phòng CSGT đường bộ - đường sắt phải xử lý nghiêm trường hợp của chiến sĩ CSGT để có tính răn đe trong lực lượng.

Điều chuyển công tác

Ngày 2.6, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, Trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội Tham mưu, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt cho biết sự việc trong đoạn video clip trên đã xảy ra cách đây khoảng 5 tháng tại Đội CSGT Bàn Cờ.

"Vụ việc này phòng đã tiếp nhận và xử lý. Đồng chí CSGT xuất hiện trong clip trên cũng đã bị điều chuyển từ công tác mặt đường vào công tác văn phòng cách đây 4 - 5 tháng”, Trung tá Bình thông tin.

Cũng theo Trung tá Bình, người dân có quyền giám sát CSGT nên việc người dân quay clip, chụp hình khi CSGT làm việc đó là quyền của người dân. Việc giám sát ở đây là quan sát, chứ người dân không có quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT, vì việc kiểm tra CSGT là của điều lệnh.

Do đó, khi người dân quay clip CSGT TP.HCM mà bị lực lượng CSGT phản ứng cũng như có khiếu nại, thắc mắc gì liên quan đến CSGT của các đơn vị thuộc phòng có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 0994.67.67.67.Đây là số điện thoại luôn luôn mở 24/7 để tiếp nhận thông tin từ người dân.

 

             TheoThanhnien

Các tin khác


Chương trình “Vui Tết thiếu nhi cùng các bệnh nhi năm 2019”

(HBĐT) - Chiều 30/5, nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với CLB Thiện nguyện Áo xanh TP Hoà Bình tổ chức Chương trình "Vui Tết thiếu nhi cùng các bệnh nhi năm 2019”.

Huyện Tân Lạc khai trương “Thùng quỹ nhân đạo”

(HBĐT) - Ngày 28/5, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) và Bưu điện huyện Tân Lạc phối hợp tổ chức khai trương "Thùng quỹ nhân đạo” đặt tại Bưu điện và vận động cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng chung tay đóng góp, ủng hộ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, dễ bị tổn thương.

Huyện Kỳ Sơn nỗ lực tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đến người dân

(HBĐT) - Ông Phan Văn Thái, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Kỳ Sơn cho biết: BHXH tự nguyện là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tham gia BHXH tự nguyện, những người không có hợp đồng lao động, lao động tự do sẽ được hưởng lương hưu, bảo đảm cuộc sống khi về già. Tại địa bàn huyện Kỳ Sơn, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn hạn chế so với tiềm năng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Hiện nay, toàn huyện mới có 157 người tham gia BHXH tự nguyện.

Hóa đơn tiền điện tăng từ 24 triệu lên 40 triệu vì "ghi sai chỉ số"

Một nhà hàng tại TP.HCM nhận được 2 thông báo tiền điện tháng 5 với số tiền chênh lớn, lần lượt là 24 triệu và hơn 40 triệu. Lý do được giải thích là sai sót của nhân viên mới.

Prudenial Hòa Bình chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng

(HBĐT) - Tại xã Vạn Mai (Mai Châu), Công ty Prudential Việt Nam – Văn phòng Tổng Đại lý Prudential Hòa Bình vừa tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng Lữ Đoàn Trọng, xã Vạn Mai (Mai Châu).

Vì sao hộ dân tổ 26, phường Đồng Tiến chưa di dời ra khỏi vùng trượt sạt?

(HBĐT) - Đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm 2018, kết hợp với Nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ đã gây sạt lở nghiêm trọng, khiến nhà, tài sản của nhiều hộ gia đình ở tổ 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) bị trượt, sạt xuống sông Đà. Chính quyền thành phố đã tiến hành di dời khẩn cấp các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm và xây dựng khu tái định cư để bố trí cho các hộ dân vùng thiên tai. Thế nhưng, hiện còn nhiều hộ dân vẫn đang nấn ná ở lại khu vực nguy hiểm khi đã chính thức bước vào mùa mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục