Các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đều đã ký cam kết không giết mổ, mua bán heo bệnh, chết.
Theo đó, tất cả các địa phương đều đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; tiến hành thống kê đàn lợn trên địa bàn; khi tình huống xấu nhất xảy ra, dịch bùng phát trên diện rộng, các địa phương cũng đã dự kiến vị trí chôn gia súc tập trung đối với những trường hợp không thể tiêu hủy tại chỗ. Trong đó, riêng TP Vũng Tàu đã dành hơn 1,2 ha tại các phường 11, 12 và xã đảo Long Sơn để chuẩn bị phương án tiêu hủy khi dịch bùng phát.
Hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều đã ký cam kết không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, chết; không vứt lợn chết ra môi trường... Hiện công tác phòng, chống dịch được xem là rất căng thẳng bởi nguy cơ dịch xâm nhập vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khá cao khi một số địa phương trong vùng đã phát hiện và công bố dịch. Tất cả lực lượng cán bộ thú y của Bà Rịa - Vũng Tàu đã được tăng cường về các địa phương để hỗ trợ, giám sát, lấy thông tin để kịp thời phát hiện khi có trường hợp lợn chết không rõ nguyên nhân. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin từ người dân.
Ông Trung cho biết, tuy chưa phát hiện ổ dịch nhưng hiện tại, dịch đang diễn biến rất phức tạp, các địa phương chung quanh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện ổ dịch. Nguy cơ lây lan qua Bà Rịa - Vũng Tàu rất lớn. Đặc biệt hằng ngày, một lượng lớn gia súc, gia cầm, trong đó đa phần là lợn, vẫn đang được vận chuyển từ các địa phương khác vào Bà Rịa - Vũng Tàu tiêu thụ nên công tác kiểm tra, kiểm soát đối với việc vận chuyển này đang được địa phương ưu tiên hàng đầu và quyết liệt thực hiện.
Ngoài ba trạm kiểm dịch động vật tại các cửa ngõ ra vào tỉnh ở quốc lộ 51, 55 và quốc lộ 56 do Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý; huyện Châu Đức đã thành lập sáu chốt kiểm dịch tạm thời; huyện Xuyên Mộc thành lập một chốt trên địa bàn xã Tân Lâm; thị xã Phú Mỹ cũng thành lập một chốt tại địa bàn xã Sông Xoài. Lực lượng Bộ đội Biên phòng Đồn Bến Đá, Biên phòng cửa khẩu cảng cũng sẽ được tăng cường để kiểm tra việc vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào TP Vũng Tàu.
Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đang có tổng cộng hơn 471 nghìn con lợn, trong đó hơn 279 nghìn con được nuôi tập trung tại 116 trang trại. Số còn lại, được nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức Lê Thanh Liêm cho biết, Châu Đức là huyện có tổng đàn khá lớn so với các địa phương khác trong tỉnh với hơn 170 nghìn con. Nếu dịch bệnh bùng phát, thiệt hại cho người chăn nuôi là rất lớn. Huyện đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn các hộ chăn nuôi tlợn dõi sát đàn lợn và vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại… Đồng thời thông tin kịp thời, chính xác để người dân hiểu rõ về diễn biến dịch bệnh, vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.
Tương tự như vậy, tại thị xã Phú Mỹ, công tác phòng, chống dịch cũng được các xã, phường trên địa bàn tích cực triển khai. Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ Nguyễn Văn Thắm, cho biết: "Phú Mỹ là cửa ngõ vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào địa bàn tỉnh cho nên việc tăng cường kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật, nhất là vận chuyển lợn được thị xã triển khai quyết liệt từ nhiều tháng qua. Bên cạnh đó, thị xã cũng thành lập các đoàn tăng cường kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, các lò giết mổ...”.
* Ông Đàm Duy Đức, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú ytỉnh Yên Báicho biết, đến sáng 6- 6, dịch tả lợn châu Phi phát sinh mới tại năm xã của huyện Văn Chấn và Trấn Yên.
Theo đó, dịch phát sinh mới tại xã Sơn Lương và Chấn Thịnh huyện Văn Chấn; xã Cường Thịnh, Hưng Khánh, Việt Cường huyện Trấn Yên. Tổng số lợn mắc bệnh là 82 con, chết tiêu hủy 49 con, trọng lượng 1.936 kg.
Như vậy, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan tại 558 hộ chăn nuôi ở 40 xã, thuộc 8/9 huyện của tỉnh Yên Bái. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 2.539 con; trọng lượng gần 106 tấn.
Tỉnh Yên Bái đã cấp 7.022 lít thuốc sát trùng thực hiện công tác tiêu độc khử trùng tại ổ dịch và các vùng uy hiếp, vùng đệm và các chốt kiểm dịch; cấp ba máy kích điện phục vụ cho công tác tiêu hủy lợn, sáu máy phun động cơ phục vụ công tác tiêu độc khử trùng tại ổ dịch và chốt kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, tỉnh thành lập 10 chốt kiểm soát trên các tuyến đường trọng yếu phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
TheoNhanDan
(HBĐT) - Vừa qua, Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Nguyễn Đức Hoàn và một số hộ dân thôn Lai Trì, xã Cao Thắng (Lương Sơn) tố cáo bà Dương Thị Kim, trú tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ (Hà Nội) đưa máy xúc đào bới đồi Trầm (đồi trồng cây lâm nghiệp) lấp ao thả cá của nhân dân thôn Lai Trì, xã Cao Thắng mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.
(HBĐT) - Những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã Tân Thành (Lương Sơn) tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống được nhân dân đồng tình hưởng ứng.