Ông Nguyễn Chấn tố cáo con trai Nguyễn Quốc Toàn (chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Á) tự mở két sắt lấy giấy tờ, tài sản để sang tên đổi chủ nhằm chiếm đoạt. 3 con gái: Gia đình giao chìa khóa nên không thể gọi là "đột nhập bất hợp pháp".


Ông Nguyễn Chấn, chồng đại gia Tư Hường (đã mất) đứng lên tố con trai là Nguyễn Quốc Toàn chiếm đoạt tài sản tại Đại hội cổ đông Ngân hàng Eximbank hôm qua - Ảnh: DUYÊN PHAN.

Trong khi đó, ba người con gái của ông Chấn và bà Hường (người sáng lập Ngân hàng TMCP Nam Á và Tập đoàn Hoàn Cầu) cũng có đơn cho rằng cha mình thiếu minh mẫn nên bị lợi dụng, xúi giục...

Cha tố con trai "tước" hơn 30.000 tỉ

Cuộc chiến tranh chấp khối tài sản khoảng 30.000 tỉ đồng của gia đình bà Tư Hường mới chỉ bắt đầu khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" dựa trên đơn tố cáo của ông Nguyễn Chấn (96 tuổi).

Theo ông Nguyễn Chấn, thời điểm năm 2016, khi vợ ông là bà Tư Hường bị bệnh nặng nên vợ chồng ông tạm giao cho con trai thứ là Nguyễn Quốc Toàn đảm nhiệm công việc quản lý Tập đoàn Hoàn Cầu, Ngân hàng Nam Á và các khoản đầu tư (thông qua việc nắm giữ cổ phiếu, chứng từ sẵn có của gia đình). Ông cũng tạm giao cho ông Toàn quản lý chìa khóa tủ két sắt tại số nhà 141 Võ Văn Tần (Quận 3, TP.HCM).

Két sắt này chứa toàn bộ hồ sơ pháp lý của các công ty, cổ phiếu ngân hàng, tài sản giấy tờ có giá trị của con cháu gửi...

Ông Chấn cho rằng ông Toàn chỉ được mở két sắt khi có sự đồng ý của ông. Tuy nhiên ngày 27-5-2018, ông Toàn đã cùng với một số người khác "đột nhập" vào nhà 141 Võ Văn Tần lấy đi toàn bộ giấy tờ, cổ phiếu, giấy ủy quyền...

Sau khi lấy giấy tờ, các cá nhân đã thay đổi thành viên góp vốn, cổ đông, người đại diện theo pháp luật, hủy chứng từ đứng tên giùm...

Từ đó, ông Chấn bị mất quyền chủ sở hữu đối với hàng loạt công ty trong Tập đoàn Hoàn Cầu, mất các cổ phiếu, mất quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng Nam Á...

Theo ông Chấn, những người đang chiếm giữ cổ phiếu trái pháp luật ước tính trên 90% vốn điều lệ Ngân hàng Nam Á. Ông Chấn cho rằng những người đã lấy các cổ phiếu, chứng từ khống của cổ đông từ két sắt nhà 141 Võ Văn Tần đã thông qua Ngân hàng Nam Á và Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Minh làm thủ tục sang tên cổ phần cho những chủ thể khác nhau, sau đó xóa hết dấu vết bằng việc che giấu, hủy bỏ các chứng từ khống, từ đó dẫn đến việc cá nhân ông và 10 đứa con đang sinh sống trong và ngoài nước được hưởng phần di sản của bà Tư Hường đã bị mất trắng, ước tính khoảng 30.000 tỉ đồng.

Hậu quả của vụ án, một số cổ đông đã khởi kiện ra tòa, có 6 cổ đông chiếm tỉ lệ 16,38% vốn điều lệ của Ngân hàng Nam Á là người thân, con cháu ông vẫn đang tố cáo đến Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhưng vẫn chưa được giải quyết.

3 cô con gái tố cha mình vu khống

Trong khi đó, vào cuối tháng 5-2019, 3 con gái của ông Chấn gồm Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Xuân Nữ và Nguyễn Thị Thanh Vân đã gửi đơn tố cáo và kêu cứu đến Bộ trưởng Bộ Công an, Viện KSND tối cao tố cáo 8 người gồm anh chị em trong gia đình và cha mình đã có hành vi vu khống.

Theo đơn, 3 người con của ông Chấn cho biết sau khi bà Tư Hường qua đời, 7 người con trong gia đình đã có hành vi phá hoại các hoạt động kinh doanh của gia đình, câu kết với người ngoài để chiếm đoạt tài sản của bà Hường để lại cho con cháu. Cụ thể, các anh em đã lợi dụng ông Chấn cao tuổi để nhờ ông đứng đơn tố cáo và yêu cầu xử lý hình sự khẩn cấp đối với ông Toàn.

3 người con gái của bà Tư Hường cho rằng trong 30 năm qua, ông Nguyễn Chấn không tham gia công tác quản lý hay điều hành Tập đoàn Hoàn Cầu. Một số người con khác dù được mẹ trao cơ hội nhưng không phát huy được, do đó những ngày cuối đời, bà Tư Hường đã có mong muốn giao toàn quyền việc quản lý tài sản và điều hành công việc kinh doanh cho ông Nguyễn Quốc Toàn.

Bên cạnh đó, các con gái của ông Chấn cho rằng việc chia tài sản cho các con đã được bà Tư Hường công khai, thế nên ông Toàn được toàn quyền định đoạt, mua bán, chuyển nhượng một cách hợp pháp, hợp lệ các tài sản do mình đang đứng tên chủ sở hữu.

Ngoài ra, theo đơn, Ngân hàng Nam Á và các doanh nghiệp trong Tập đoàn Hoàn Cầu là doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật, việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần tại các tổ chức này đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được các cơ quan nhà nước giám sát chặt chẽ.

Các con gái ông Chấn cho rằng ông biết rõ sự thật nhưng vẫn cố tình làm đơn tố cáo, lợi dụng truyền thông để tuyên truyền thông tin bịa đặt nhằm hãm hại người khác. Do đó các con ông Chấn đã đề nghị cơ quan chức năng đình chỉ việc điều tra, xác minh những nội dung trong đơn tố cáo của ông Chấn.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục