(HBĐT) - Chúng tôi về xóm Vó Khang, xã Kim Tiến (Kim Bôi) vào một ngày nắng tháng 7, giữa đợt nắng nóng gay gắt, trên gương mặt người dân đi làm đồng, học sinh đi học hè về lộ rõ vẻ mệt nhọc khi phải đi qua đoạn đường đất đá dài 1.300 m. Ngày nắng thì đường đất tung bụi mù, xe sau không dám đi gần xe trước. Ngày mưa thì lớp bùn đặc quánh, người dân phải gửi phương tiện tại nhà người thân để đi bộ về nhà.

Vó Khang là xóm đặc biệt khó khăn của xã Kim Tiến, có 136 hộ dân, hầu hết các hộ sống ở lưng chừng đồi. Mặc dù chỉ dài 1.300 m nhưng đây là tuyến đường độc nhất dẫn vào xóm, là con đường bà con đi lại, giao thương, buôn bán và học sinh đi học hàng ngày. Cách đây khoảng hơn 10 năm, dự án khu du lịch sinh thái thác Mặt Trời đầu tư ở xóm đã có kế hoạch làm đường bê tông hoặc đường nhựa. Việc con đường dang dở hơn 10 năm nay dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của địa phương và gây mất an toàn giao thông cho khách du lịch khi đến thăm quan thác Mặt Trời.


Đoạn đường xóm Vó Khang, xã Kim Tiến (Kim Bôi) xuống cấp ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của người dân.

Đưa chúng tôi đi khảo sát đoạn đường xóm Vó Khang, đồng chí Quách Thành Nho, Phó Chủ tịch xã UBND xã Kim Tiến cho biết: Không được đầu tư nên đoạn đường vào xóm ngày càng xuống cấp. Từ khi dự án khu du lịch sinh thái thác Mặt Trời tái khởi công, các xe vận tải có trọng tải lớn đi vào khiến đoạn đường đã xấu nay càng trầm trọng hơn. Gần đây, do đi lại quá vất vả, người dân đã chở đá mạt đổ vào những đoạn đường gồ ghề có vũng nước sâu để khắc phục tình trạng trước mắt.

Đồng chí Bùi Mạnh Tuấn, Trưởng xóm Vó Khang chia sẻ thêm: Vó Khang là xóm có diện tích rừng tre, bương, luồng khá lớn. Vào mùa măng, mỗi ngày, bà con thu hoạch được khoảng 10 tấn măng. Tuy nhiên, do giao thông không thuận lợi nên bà con thường bị các thương lái ép giá, phải bán với giá thấp hơn so với thị trường, hoặc nhiều hộ dân phải thuê xe chở đi bán hàng. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người dân ốm đau phải gọi xe cấp cứu, do đường khó khi đôi khi xe cấp cứu không thể vào được. Trẻ em đi học lại càng vất vả hơn, nhất là vào mùa mưa lũ, đã có nhiều em do đường trơn trượt nên đi nửa đường phải quay lại vì ngã bẩn hết quần áo, thậm chí có em còn phải nghỉ học. Đợt mưa lũ lịch sử năm 2018, do ảnh hưởng từ cống thoát nước của dự án du lịch sinh thái thác Mặt Trời, nước dâng cao lên mặt đường gần 1 m, làm cô lập hơn 30 hộ dân trong xóm.

Đồng chí Bùi Mạnh Tuấn, Trưởng xóm Vó Khang cho biết thêm: Năm 2017, tại kỳ họp HĐND xã, lãnh đạo huyện đã cho biết: sẽ rải asphalt đoạn đường của xóm Vó Khang. Nhưng đến năm 2018, lại đổi dự án sang làm đường bê tông với chiều rộng đường 5 m (7 m cả lề), độ dày bê tông 25 - 30 cm. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên dự án vẫn chưa được triển khai. Hiện nay, mong mỏi lớn nhất của người dân xóm Vó Khang là sửa chữa, nâng cấp con đường để bà con đi lại, giao thương buôn bán, học sinh đi học được thuận lợi hơn.



Khánh Linh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục