(HBĐT) - Chiều 12/9, Hội LHPN tỉnh tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp với Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh về công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo 4 ngành Hội LHPN tỉnh Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh ký kết chương trình phối hợp về công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Với mục đích phát huy vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của 4 ngành trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; đảm bảo các nhiệm vụ liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật, công bằng, nghiêm minh, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em gái.
Tại hội nghị, đại biểu 4 ngành đã thảo luận và thống nhất 5 nội dung phối hợp gồm: Xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai các hoạt động; giám sát các hoạt động tư pháp đối với các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái theo quy định; nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái thông qua bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ Hội Phụ nữ các cấp và công chức ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an; phối hợp sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, thi đua khen thưởng trong thực hiện chương trình phối hợp.
H.D
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 8/2019, số nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn toàn tỉnh là trên 81 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,89% so với kế hoạch giao (không bao gồm số tiền nợ BHYT do ngân sách đóng, hỗ trợ đóng), giảm trên 40 tỷ đồng (33,3%) so với tháng 7/2019 và giảm trên 99 tỷ đồng (55%) so với cùng kỳ năm 2018.
(HBĐT) - Từ năm 2017 đến nay, tại xã Tu Lý (Đà Bắc) rất "nóng" chuyện người dân vượt biên sang Trung Quốc lao động. Việc người dân vượt biên đi lao động trái phép tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả khó lường. Đã có trường hợp người dân của xã bị lực lượng chức năng Trung Quốc bắt và làm thủ tục trả về nước. Nguy hiểm hơn có trường hợp do lao động quá sức, ốm đau, bệnh tật dẫn tới tử vong và nằm lại ở xứ người.
Theo kết quả rà soát của Công an huyện Mường Nhé, hiện toàn huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) còn 1.527 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số ở 11/11 xã cần hỗ trợ về nhà ở. Trong đó, xã Sín Thầu có 54 hộ; Sen Thượng, 50 hộ; Leng Su Sìn, 299 hộ; Chung Chải, 66 hộ; Mường Nhé, 449 hộ; Mường Toong, 207 hộ; Nậm Vì, 83 hộ; Huổi Lếch, 67 hộ; Nậm Kè, 114 hộ; Pá Mỳ, 73 hộ; Quảng Lâm, 65 hộ.
(HBĐT) - Trong 3 ngày (9 - 11/9), Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức phiên chợ "Đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa"tại xã An Bình. Đây là Phiên chợ đầu tiên được triển khai thực hiện trong năm 2019 nhằm tiếp tục hưởng ứng chủ đề "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
(HBĐT) - Sáng 10/9, LĐLĐ tỉnh tổ chức gặp mặt biểu dương giáo viên tiêu biểu, trao học bổng và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi nhân dịp năm học mới 2019 – 2020.
(HBĐT) - Chí Thiện là xã khó khăn của huyện Lạc Sơn, cách trung tâm huyện 12 km. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Chí Thiện luôn làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hiện nay, trên địa bàn xã không có trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em lang thang. Tất cả trẻ em được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ an toàn.