(HBĐT) - Vụ tai nạn giao thông (TNGT) giữa 2 xe máy xảy ra trên quốc lộ 6, thuộc địa phận khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mới đây làm 1 người chết tại chỗ và 2 người bị thương đã làm nhiều người giật mình. Bởi không chỉ hậu quả thảm khốc của vụ tai nạn, mà đáng nói, cả 3 nạn nhân đều đang ở tuổi vị thành niên, chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe (GPLX) có dung tích từ trên 50 cm3 đến dưới 175cm3 theo quy định.



Với lý do nhà xa trường, nhiều học sinh sử dụng xe máy đi học. Ảnh: Học sinh điều khiển xe máy trên đường đi học về tại xã Thung Nai (Cao Phong). 

Theo đó, khoảng 23 giờ 10 phút ngày 28/9/2019, xe mô tô BKS 28C1- 026.96 do Bùi Mạnh Quân (16 tuổi), trú tại xóm Dũng Tiến, xã Dũng Phong điều khiển đi theo hướng Sơn La - Hà Nội chở Bùi Văn Mạnh (16 tuổi), trú tại xóm Nà Bái, xã Dũng Phong đã va chạm với xe mô tô BKS 28F5 - 1984 do Nguyễn Đức Anh Tú (15 tuổi), trú tại khu 5, thị trấn Cao Phong điều khiển đi từ đường ngang ra quốc lộ 6. Vụ va chạm đã làm Nguyễn Đức Anh Tú ngã ra đường và bị xe ô tô tải BKS 26C - 032.47 đang lưu thông chèn qua người. Hậu quả, Nguyễn Đức Anh Tú tử vong tại chỗ, Bùi Mạnh Quân và Bùi Văn Mạnh bị thương.

Có thể thấy, các nạn nhân trong vụ TNGT này vẫn trong độ tuổi vị thành niên 15 - 16 tuổi. Chưa đủ điều kiện để được cấp GPLX theo quy định. Tuy nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật, nhiều bậc phụ huynh vẫn "vô tư” giao chìa khóa xe máy cho con trẻ. Điều này đặc biệt phổ biến đối với học sinh bậc THPT ở các huyện và địa bàn vùng sâu, xa. Qua nắm bắt thực tế, tại trường THPT 19/5 Kim Bôi (Kim Bôi), THPT Lũng Vân (Tân Lạc), THPT Mường Chiềng (Đà Bắc)... tình trạng học sinh đi xe máy có dung tích trên 50 cm3 diễn ra khá phổ biến. Đáng nói hơn, khi các em được cầm lái, điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn đi hàng 2, hàng 3, thậm chí hàng 4 trên đường; nhiều em không đội mũ bảo hiểm (MBH), chở 3 - 4 người, vừa đi vừa trêu chọc, cười đùa, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, vi phạm nghiêm trọng các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT). Chị Bùi Thị Hiền, nhà ở TP Hòa Bình nhưng công tác ở huyện Kim Bôi thường xuyên đi về trên tuyến đường 12B cho biết: Thú thực là tôi rất sợ khi đi làm vào thời điểm học sinh đi học và lúc các cháu tan học về. Chúng đi xe máy cứ vù vù, nhiều đứa còn chở 3, chở 4 lạng lách đánh võng, vừa đi vừa trêu đùa chẳng nhường đường cho ai cả. Điều đó gây nguy hiểm trực tiếp cho những người tham gia giao thông. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều vụ va chạm giao thông giữa các phương tiện do học sinh điều khiển với người đi đường. May không có hậu quả gì lớn. Bây giờ, thấy bọn trẻ đi xe máy lạng lách đánh võng trên đường càng thấy sợ.

          Lý giải về việc "phải” giao chìa khóa xe máy cho con em mình đi học khi chưa đủ điều kiện, anh Bùi Mạnh Cường ở xã Thung Nai (Cao Phong) bày tỏ: Thật sự, chúng tôi cũng không muốn giao xe cho bọn trẻ làm phương tiện đến trường. Vì như thế rất nguy hiểm. Nhưng không thể làm khác được, nhất là khi các cháu học lên THPT, trường xa nhà cả chục km, bố mẹ cũng không thể ngày nào cũng sáng đưa đi, trưa đón về được. Thế nên đành phải giao xe cho các cháu. Cũng chỉ biết thường xuyên dặn dò chúng đi cẩn thận chứ không thể theo sát hàng ngày được. "Còn khi về nhà, nói thật là nhiều lúc cũng không quản lý được, sẵn xe, chìa khóa chúng cứ lấy đi, mình cũng không rõ chúng đi đâu, làm gì và có đội MBH hay không?" - anh Cường chia sẻ thêm.

          Theo kết quả khảo sát về công tác đảm bảo ATGT của Sở GD&ĐT cho thấy, công tác đảm bảo ATGT tại các trường học vẫn nổi lên vấn đề học sinh không chấp hành các quy định về Luật Giao thông đường bộ như không đội MBH, đi hàng 2, hàng 3... khi tham gia giao thông. Trong đó, tỷ lệ học sinh không đội MBH khi đi xe máy chiếm trên 70%. Còn theo đánh giá của lực lượng Cảnh sát giao thông, ý thức một bộ phận học sinh khi tham gia giao thông chưa cao. Nhiều em đi máy khi chưa đủ tuổi được cấp GPLX; hay đi xe hàng 3, hàng 4, chở quá số người quy định; vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư; cầm ô khi đi xe máy, xe đạp, lạng lách, đánh võng. Đáng nói, ở nhiều địa bàn vùng sâu, xa, tình trạng trẻ em từ 10 - 15 tuổi tự điều khiển phương tiện xe máy có dung tích từ 50 cm3 trở lên diễn ra khá phổ biến... Điều này tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT. Để giải quyết tình trạng này, theo đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, ngoài việc các trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến. giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức cho học sinh về chấp hành các quy định đảm bảo ATGT thì cũng rất cần sự phối hợp của gia đình, phụ huynh học sinh trong việc giáo dục, quản lý con em khi tham gia giao thông. Không giao xe máy cho các em tự đến trường...


Mạnh Hùng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục