(HBĐT) - Trước năm 2016, tại xã Tân Vinh (Lương Sơn), những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang vẫn tồn tại. Thanh niên muốn cưới vợ phải chấp hành luật thách cưới rất cao từ lễ vật ăn hỏi cho tới lễ vật để xin dâu. Tình trạng người chết để quá 48 giờ trong nhà vẫn diễn ra. Để khắc phục tình trạng trên, năm 2016, cấp ủy, chính quyền xã Tân Vinh đã chỉ đạo các hội, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.



Cán bộ văn hóa xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn (bên phải) tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới,việc tang.

Để tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã Tân Vinh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Hàng năm, các xóm đều xây dựng và chỉnh sửa quy ước, hương ước phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM); lấy quy ước, hương ước làm cơ sở để bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa; tổ chức cho nhân dân đăng ký và ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Từ đó, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có sự chuyển biến tích cực.

Hầu hết đám cưới được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương và hoàn cảnh mỗi gia đình. Các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu, đăng ký kết hôn được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, đúng pháp luật, không phô trương hình thức, không nặng về đòi hỏi lễ vật. 100% xóm thực hiện tốt việc tổ chức đám cưới "không thuốc lá”, không uống rượu đêm. Đám cưới tổ chức gọn nhẹ, khách mời dự tiệc cưới chủ yếu là họ hàng và bạn bè thân thiết. Để thực hành tiết kiệm và tránh hiện tượng lấn chiếm lòng đường tổ chức đám cưới, các xóm đã tạo điều kiện cho các gia đình mượn nhà văn hóa xóm để tổ chức đám cưới.

Bên cạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới thì việc tang cũng chuyển biến rõ nét. Chị Đinh Thị Sinh, xóm Đồng Chúi chia sẻ: Trước đây, khi gia đình có đám hiếu thì chủ nhà phải thực hiện rất nhiều thủ tục như mời thầy cúng về làm lễ, làm cơm mời hàng xóm… Sau khi được cấp ủy, chính quyền xã tuyên truyền về những mặt trái của các hủ tục, người dân trong xóm bắt đầu xóa bỏ những hủ tục trong đám hiếu. Giờ đây, bất cứ gia đình nào có đám tang thì các Hội, đoàn thể và bà con hàng xóm tới giúp đỡ gia đình tổ chức tang lễ chu đáo. Không còn tục lệ ăn uống linh đình mà chỉ tổ chức ăn uống trong nội bộ gia đình. Việc cải táng, xây mộ được thực hiện đúng quy định và đảm bảo vệ sinh môi trường. Các tuần tiết sau việc tang như: lễ cúng 10 ngày, 1 tháng, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng đều được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, thực hiện theo đúng phong tục, không phô trương, lãng phí.

Trên địa bàn xã, đám tang vẫn đảm bảo trang trọng, phù hợp truyền thống đạo lý của dân tộc. Thời gian tổ chức lễ tang thực hiện đúng quy định. Thời gian hoạt động của ban nhạc hiếu không quá 22 giờ đêm và trước 6 giờ sáng. Các hủ tục lạc hậu trong việc tang như mời thầy cúng yểm bùa, trừ tà… đã được loại bỏ hoàn toàn. Tình trạng rắc tiền thật trên đường đưa tang không còn xảy ra, hạn chế rắc vàng mã. Thời gian quản xác người chết và tổ chức tang lễ không quá 24 giờ. Thi hài người chết được chôn cất chu đáo theo đúng quy định tại nghĩa địa của các xóm đảm bảo vệ sinh. Một số đám hiếu đã hạn chế mang vòng hoa, bức trướng.

 Đồng chí Đinh Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Tân Vinh đánh giá: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ. Theo số liệu thống kê, trong hơn 3 năm, 100% đám tang, đám cưới tại địa phương đều thực hiện theo nếp sống văn hóa mới. Năm 2018, xã Tân Vinh có 84,9% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. 4 xóm được công nhận làng văn hóa. Năm 2019, toàn xã ước có khoảng hơn 85% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa và 80% khu dân cư được công nhận làng văn hóa.


Thu Thủy


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục