Các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư phải trở thành phong trào tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về kinh phí, hoạt động theo quy chế, mang lại lợi ích cho nhân dân, giúp các cấp ủy đảng, chính quyền nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành…
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh:NK)
Ngày 19/11, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng đề án mô hình tự quản tổ chức Hội thảo "Thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố”.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố từ Nghệ An trở ra cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và thành viên Tổ biên tập Đề án.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng và tổ chức thực hiện của mô hình tự quản ở khu dân cư thôn, tổ dân phố giai đoạn hiện nay, đặc biệt là những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, hoạt động của các mô hình tự quản; trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo từ thực tiễn tổ chức thực hiện các mô hình tự quản ở khu dân cư thôn, tổ dân phố; đề xuất những cơ chế, giải pháp để tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình tự quản ở khu dân cư…
Các đại biểu nhấn mạnh, việc xây dựng tổ tự quản phải cần được xác định đối tượng cụ thể, phải đảm bảo quy mô xây dựng thành viên tham gia tổ tự quản; bổ sung thêm quy trình, cách thức xây dựng tổ tự quản. Mô hình tự quản phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân và được nhân dân đồng tình, tự giác ủng hộ.
Cùng với đó đội ngũ những người tham gia tổ tự quản phải có tâm huyết, trình độ và uy tín để lãnh đạo tổ tự quản. Đồng thời Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của mô hình tự quản…
Các đại biểu cho rằng, để mô hình tự quản sống lâu dài, tránh tình trạng "đầu voi đuôi chuột" cần có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, MTTQ trong quá trình tổ chức hoạt động. Đặc biệt, phải nâng cao ý thức nâng cao ý thức, tự giác tự nguyện để huy động được tính sáng tạo, tự quản trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, cần lựa chọn những mô hình tự quản có tính khả thi và tập trung vào các lĩnh vực an ninh trật tự; bảo vệ đường biên, mốc giới; bảo vệ môi trường… Các mô hình cần tránh tính hình thức, phải có sức sống của nó và duy trì được ở mỗi khu dân cư….
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: NK)
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống ở khu dân cư, thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã xây dựng nhiều mô hình tự quản chuyên sâu trên từng lĩnh vực như đảm bảo an ninh trật tự, giúp nhau phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, cơ sở.
Thống kê báo cáo của các địa phương, toàn quốc có 637.534 mô hình tự quản tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực về xây dựng phát triển kinh tế gia đình, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, quản lý và xây dựng hạ tầng ở cộng đồng dân cư. Hoạt động của các tổ chức, mô hình tự quản đã phát huy sáng tạo, tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì nâng cao chất lượng cuộc sống, có sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng thẳng thắn chỉ ra hoạt động tự quản, mô hình tự quản còn những tồn tại, hạn chế. Qua khảo sát cho thấy một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc phát huy tính tự quản trong mỗi cộng đồng dân cư. Một số mô hình tự quản còn hình thức, chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động không có kế hoạch, chưa có sức lan tỏa, sức hút đối với nhân dân tham gia….
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, vấn đề đặt ra cho việc xây dựng Đề án là phải đánh giá đúng thực trạng các mô hình tự quản, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tốt tinh thần tự quản của nhân dân. Đặc biệt các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư phải trở thành phong trào tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về kinh phí, hoạt động theo quy chế, mang lại lợi ích cho nhân dân, giúp các cấp ủy đảng, chính quyền nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế xã hội, an ninh – quốc phòng ở mỗi địa phương cơ sở; khắc phục được những hạn chế của các mô hình tự quản hiện nay, trên cơ sở đó thực hiện tốt Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng khẳng định, kết quả Hội thảo sẽ giúp cho Tổ Biên tập và Ban Chỉ đạo Trung ương có thêm cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và các giải pháp thiết thực, có ý nghĩa nhằm hoàn thiện Đề án, từ đó tham mưu Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị, Kết luận về lãnh đạo đối với hoạt động của các mô hình tự quản trong phạm vi toàn quốc.
Theo báo điện tử Đảng Cộng Sản
(HBĐT) - Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ tháng 1/2015 đến nửa đầu năm 2019, toàn tỉnh có 1.141 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) được tố giác, phát hiện. Trong đó có 804 vụ bạo lực tinh thần, chiếm 55,8%; bạo lực thân thể 427 vụ, chiếm 29,6%; bạo lực kinh tế 187 vụ, chiếm 13%… Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ , trẻ em. Dù đã có sự vào cuộc khá tích cực của các cấp, ngành chức năng, nhưng BLGĐ vẫn chưa thuyên giảm.
Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ra Quyết định giáng cấp bậc hàm từ Thượng uý xuống Trung uý và cho xuất ngũ đối với ông Nguyễn Xô Việt (SN 1984 - cán bộ Đội Tổng hợp, Công an Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Trước đó ông Việt bị đình chỉ công tác 1 tháng do có hành vi ném xúc xích, đánh nhân viên bán hàng...
Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ trận thi đấu bóng đá vòng loại 2 - World Cup 2022 khu vực châu Á với đội tuyển Thái Lan tối 19/11, Công an TP Hà Nội tiếp tục thông báo phân luồng giao thông từ xa và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện để người hâm mộ chủ động hướng đi, hạn chế cảnh ùn tắc quanh khu vực sân vận động Mỹ Đình.
Công an Hà Nội đã ký quyết định kỷ luật nữ đại úy Lê Thị Hiền, người gây náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất, bằng hình thức giáng 2 cấp, buộc ra khỏi ngành.
(HBĐT) - Ngày 13/11, Báo Hòa Bình điện tử có đăng tải bài viết "Tiếng kêu cứu của người mẹ có con bị chấn thương sọ não” về trường hợp bệnh nhân Nguyễn Đức Luân (trú xóm Khang Đình, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình) bị tai nạn giao thông, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đa chấn thương, chấn thương sọ não. Các bác sỹ đã cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có tiến triển tốt nhưng vì không có BHYT, kinh tế gia đình quá khó khăn nên gia đình muốn xin cho cháu về, điều trị tại nhà.
(HBĐT) - Ngày 18/11, tại Chi Cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) tiến hành đánh giá thực trạng triển khai chính sách kiểm soát mức sinh tại tỉnh Hòa Bình. Tham dự buổi làm có thành viên BCĐ DS - KHHGĐ tỉnh; đại diện Sở Y tế, đại diện Chi Cục DS - KHHGĐ.