(HBĐT) - "Chắc chắn thông tin xấu, độc phát tán trên internet và mạng xã hội (MXH) sẽ gây hậu quả khôn lường nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn, xử lý” - đồng chí Nguyễn Quốc Luân, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khẳng định. Xác định rõ điều đó, Sở TT&TT tích cực tham mưu, phối hợp thực hiện công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt xóa tin giả, thông tin sai sự thật, xấu, độc trên internet và MXH, bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư khóa XII tại Kết luận số 53-KL/TW ngày 4/6/2019.    



Lực lượng chức năng kiểm tra, yêu cầu những người đến tham dự phiên tòa xét xử vụ án "Vô ý làm chết người và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” để lại các vật dụng không phù hợp trước khi vào tham dự phiên tòa. 

Cần tỉnh táo nhận diện thông tin xấu, độc

Cùng với sự bùng nổ toàn cầu về thông tin trên internet và MXH, hiện nay, tại Việt Nam có hàng triệu người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp cận thông tin trên môi trường mạng, đồng thời sở hữu hàng chục triệu tài khoản MXH. Trước số lượng lớn thông tin có thể tiếp cận, yêu cầu tất yếu đặt ra đối với người sử dụng mạng là tỉnh táo nhận diện, phân biệt thông tin tốt - xấu, đúng - sai cũng như mục đích, tác động của chúng. Bởi, thông tin trên mạng được ví như "con dao 2 lưỡi” ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Trên thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu, độc, cần phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý.

Theo Bộ TT&TT, những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, thông tin chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, uy tín của tổ chức, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực… được coi là thông tin xấu, độc. Hiện nay, có "muôn hình vạn trạng” thông tin xấu, độc được lan truyền trên internet và MXH. Các hành vi vi phạm về đăng tải nội dung xấu, độc cũng rất đa dạng, được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Thực tế, nhiều vụ việc đã cho thấy, thông tin xấu, độc trên internet và MXH có những tác động tiêu cực. Như trường hợp xét xử vụ án "Vô ý làm chết người, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong chạy thận nhân tạo làm 8 người chết xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Thẩm phán Nghiêm Hoài Anh, Chánh án Tòa án nhân dân TP Hoà Bình cho biết: Đây là vụ án nghiêm trọng, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cũng như quá trình đưa vụ án ra xét xử, nhiều người do không nắm được bản chất vụ án nên đã đưa những thông tin sai sự thật hoặc có những quy kết, thổi phồng vụ việc trên internet và MXH, gây nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng đến tư tưởng nhân dân và hoạt động xét xử...

Kiên quyết nói "không” với thông tin xấu, độc trên môi trường mạng

Hiện nay, tại tỉnh ta, việc tiếp cận thông tin qua internet và MXH ngày càng phổ biến. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng trên 50.000 tài khoản MXH, chủ yếu ở các MXH quen thuộc như facebook, zalo, youtube... Nhìn chung, các tài khoản MXH hoạt động khá lành mạnh, khai thác lợi thế thông tin và phù hợp với sự phát triển chung. Tuy nhiên, qua rà soát có khoảng 10 đối tượng thường xuyên có các hoạt động phức tạp trên internet và MXH. Các đối tượng này chủ yếu sử dụng MXH facebook, youtube để đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung đề cập đến các vấn đề chính trị, xã hội có tính thời sự, sau đó, lồng ghép quan điểm cá nhân và bình luận có tính tiêu cực, đi ngược lại đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Về phía các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng, xác định yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới, công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý thông tin xấu, độc được đẩy mạnh, bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận số 53-KL/TW "về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật trên internet, MXH”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, bước đầu kết hợp các biện pháp kỹ thuật, pháp lý, kinh tế và tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam trên internet và MXH.

Đồng chí Nguyễn Quốc Luân, Chánh Thanh tra Sở TT&TT trao đổi: Ngăn chặn thông tin xấu, độc chính là một cuộc cách mạng nhằm loại bỏ những yếu tố tiêu cực trên môi trường mạng. Vì thế, nhất thiết cần có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị với những chế tài, biện pháp đủ mạnh và hữu hiệu. Mặt khác, bản thân những người tiếp cận thông tin trên môi trường mạng cũng phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để không chỉ "miễn nhiễm” được với những thông tin xấu, độc mà còn biết cách sàng lọc, tiếp cận thông tin hữu ích và chính thống. Nếu như mỗi cá nhân đều ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia không gian mạng thì tất cả chúng ta sẽ chung tay đẩy lùi được thông tin xấu, độc trên internet và MXH, hiện thực hóa quyết tâm bảo vệ sự an toàn thông tin trên môi trường mạng, hướng tới xây dựng một văn hóa internet lành mạnh, văn minh. 


Khánh An

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục