(HBĐT) - Trước yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án hồ Cánh Tạng trong khi việc đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa được triển khai đã gây nhiều khó khăn cho cấp ủy, chính quyền xã Yên Phú (Lạc Sơn) khi xã có hơn 200 hộ bị ảnh hưởng, gần 300 ngôi mộ cần phải di dời. Tuy nhiên, với kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc từ cơ sở thông qua tiếp xúc, đối thoại, xã Yên Phú đã từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo sự đồng tình, thống nhất trong nhân dân khi triển khai thực hiện dự án.



Lãnh đạo Đảng ủy và UBND xã Yên Phú (Lạc Sơn) tiếp xúc, đối thoại, tuyên truyền chủ trương, chính sách về công tác giải phóng mặt bằng với người dân trong vùng ảnh hưởng của dự án hồ Cánh Tạng.

Đồng chí Quách Công Vinh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung giải quyết nhiều việc khó. Tuy nhiên, việc vận động nhân dân di dời nhà cửa, mồ mả cha ông trong thực hiện dự án hồ Cánh Tạng khi người dân chưa được đền bù, bố trí tái định cư thực sự là một việc rất khó khăn. Nhất là khi tư tưởng của người dân không muốn đi, không muốn di dời khi chưa nhận được tiền đền bù GPMB, chưa được bố trí tái định cư. Do vậy, khi cán bộ xã đến tuyên truyền, vận động thì bị người dân phản ứng, không tiếp chuyện.

Dù vậy, xác định việc tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ dự án là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức họp, giao nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ và ban quản lý xóm có hộ dân chịu ảnh hưởng tác động từ dự án; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã chủ động đến từng nhà trong số 50 hộ dân ở xóm Trắng Đá, xóm Nhụn phải di chuyển đợt đầu để lấy mặt bằng thi công đập đầu mối trò chuyện, tuyên truyền, vận động với tinh thần, thái độ cởi mở, gần gũi, thân thiện. Qua đó, dần xóa tâm lý đề phòng, e ngại của người dân. "Chính sự cầu thị, lắng nghe, thấu hiểu tâm tình của người dân mà từ chỗ người dân không nghe, không muốn nói chuyện với cán bộ, những nút thắt đã được tháo gỡ. Ban đầu chỉ có 1 người, 1 hộ dân nghe mình nói, về sau có nhiều người nghe mình nói hơn. Những chủ trương, chính sách và các phương án đền bù, GPMB đến được với người dân một cách công khai, minh bạch. Khi người dân hiểu sẽ đồng tình với mình” - đồng chí Quách Công Vinh chia sẻ.

Sau quá trình tuyên truyền, vận động, dù cơ bản người dân đã đồng tình, nhất trí với chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhưng đa phần vẫn còn băn khoăn khi chưa được bàn giao mặt bằng nơi ở mới. Nhiều câu hỏi đặt ra chưa có lời giải. Tuy vậy, ủng hộ chủ trương của trên đảm bảo tiến độ, trong đợt I, ngay sau khi gia đình ông Bùi Văn Nất ở xóm Trắng Đá xung phong di chuyển nhà, 44 hộ khác trong xóm cũng đồng thuận cùng di chuyển nhà cửa, nhường lại mặt bằng cho đơn vị thi công. Sau xóm Trắng Đá, các hộ dân xóm Nhụn cũng đồng thuận di chuyển, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đập đầu mối. Không chỉ di chuyển nhà cửa, người dân còn di dời mồ mả cha ông về vị trí chôn cất mới. "Tuyên truyền, vận động để người dân di chuyển mồ mả cha ông là việc làm vô cùng khó. Bởi nó liên quan đến rất nhiều vấn đề về tâm linh của người dân. Nhưng sau quá trình tuyên truyền, vận động, người dân đã đồng tình, nhất trí cao. Từ đó, xã huy động lực lượng hỗ trợ các hộ dân tổ chức di chuyển toàn bộ 284 ngôi mộ về vị trí chôn cất mới. Trong đó, có gia đình di chuyển tới 30 ngôi mộ trong 1 ngày” - đồng chí Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã chia sẻ.

Từ sự kiên trì tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, xã Yên Phú đã tháo gỡ được những khó khăn trong công tác đền bù, GPMB để bàn giao cho đơn vị thi công. Tính đến hết tháng 12/2019, 100% hộ dân trong vùng dự án đã thống nhất phương án kiểm đếm, đền bù GPMB. Phần lớn hộ dân đã nhận đủ số tiền bồ thường, hỗ trợ tái định cư, từng bước ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.

Không chỉ trong vấn đề GPMB cho dự án hồ Cánh Tạng, trong những năm qua, xã Yên Phú luôn là địa phương thực hiện tốt chủ trương tiếp xúc, đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân của huyện Lạc Sơn. "Thông qua tiếp xúc, đối thoại, nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai giữa các hộ, ranh giới giữa các xóm, xã với đất lâm trường đều được giải quyết triệt để, dứt điểm ngay từ cơ sở” - đồng chí Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục