(HBĐT) - Phong trào thi đua yêu nước lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia, tạo động lực to lớn để huyện Cao Phong hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH.

 


Cán bộ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã Xuân Phong - nay là xã Hợp Phong (Cao Phong) phục vụ tốt nhu cầu giao dịch của người dân.

Bà Đặng Thị Thu, khu 2, thị trấn Cao Phong là điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Gia đình có 6 ha cam Canh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, thu nhập 5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Bà Thu là điển hình xuất sắc trong phong trào học tập, làm theo lời Bác, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Đảng viên trẻ Bùi Thị Vinh, thuộc Đảng bộ cơ quan chính quyền làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không để trường hợp tồn đọng hồ sơ kéo dài, hồ sơ thất lạc, mất mát, tạo được sự tin yêu của người dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền vì dân phục vụ. 

Ông Bùi Văn Tý, xóm Rú Mới, xã Xuân Phong (nay là xã Hợp Phong) dù cuộc sống còn nghèo khó, nhưng đã 3 lần hiến đất ruộng với tổng diện tích 1.400 m2 để xây dựng trạm y tế và trường mầm non, được cấp ủy, chính quyền địa phương khen thưởng, tạo sức lan tỏa lớn trong phong trào Toàn dân chung sức xây dựng NTM của xã.

Đảng bộ Công an huyện thi đua thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng phong cách người công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo; xây dựng mô hình lắp đặt hệ thống camera giám sát hành trình, góp phần bảo đảm an toàn giao thông.

Đảng bộ Quân sự huyện nâng cao năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai toàn diện nhiệm vụ QP-QSĐP, duy trì mô hình "Xây dựng làng bản văn hóa quốc phòng - an ninh" tại xóm Bảm, xã Tây Phong, là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của LLVT tỉnh.

Phong trào thi đua cũng tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, nâng cao chất lượng công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ tốt hơn doanh nghiệp, người dân. Từ phong trào thi đua yêu nước ngày càng đi vào thực chất đã giúp huyện Cao Phong khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo sự phát triển mạnh mẽ về phát triển KT-XH. Huyện chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, hình thành vùng sản xuất hàng hóa với 2 giống cây chủ lực là cam, mía theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đến nay, toàn huyện có khoảng 3.000 ha cây có múi, được trồng bằng các loại giống có năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản lượng niên vụ 2019 - 2020 đạt khoảng 4 vạn tấn. Giá bán bình quân đạt từ 20 - 25.000 đồng/kg, giá trị thu nhập đạt từ 500 - 600 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, huyện duy trì ổn định diện tích mía khoảng 2.700 ha ở hầu hết các xã với thu nhập khá ổn định, đạt 120 - 150 triệu đồng/ha. Hiện nay, huyện đang thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch và an toàn gắn với thị trường tiêu thụ, tạo sự phát triển bền vững. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng đạt được kết quả khả quan. Huyện đã có một số điểm, tua, tuyến du lịch như: Quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong), điểm du lịch Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xã Bắc Phong; du lịch trải nghiệm vườn cam; điểm du lịch đền Chúa Thác Bờ, xã Thung Nai…

Nhờ sức lan tỏa của phong trào thi đua yêu nước đã tạo động lực thay đổi bộ mặt các xã, thị trấn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và cải thiện dân sinh. Năm 2019, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 41,6% (giảm 6,4% so với năm 2015), công nghiệp - xây dựng 29,7% (tăng 2,7% so với năm 2015), dịch vụ 28,7% (tăng 3,7% so với năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người đạt 48,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,4%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 99,93%; tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh hàng năm đạt trên 50%...


 Lê Chung

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục