(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng nông dân Đà Bắc trong phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH đã tác động mạnh mẽ đến đời sống người nghèo và đối tượng chính sách, giúp người dân từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.



Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, người dân xóm Tằm, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình.

Hộ anh Triệu Hồng Chiến, xóm Tằm, xã Cao Sơn là hộ nghèo của xã, xóm nhiều năm liền. Gia đình có 7 nhân khẩu chỉ trông chờ vào ruộng ngô và chăn nuôi nhỏ lẻ nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Từ khi anh được tiếp cận với vốn chính sách, với số vốn 50 triệu đồng, gia đình anh đầu tư vào chăn nuôi trâu, dần ổn định cuộc sống từng bước thoát nghèo. Gia đình anh trả lãi đầy đủ hàng tháng và tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ. Hộ anh Chiến là một trong hàng nghìn hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Để tạo điều kiện tốt nhất giúp người dân tiếp cận với các nguồn tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành và tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về mục đích, ý nghĩa, các chương trình cho vay, nguồn vốn vay… Thông qua nhiều giải pháp đồng bộ như củng cố, mở rộng hệ thống điểm giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn; tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); cử cán bộ tín dụng chính sách phụ trách địa bàn. NHCSXH huyện phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức cho hội viên đăng ký, bình xét các đối tượng vay vốn bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ. Toàn huyện có 244 tổ TK&VV với 9.509 thành viên, bình quân mỗi xã có 12 tổ, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên. Tại những buổi sinh hoạt bình xét, cán bộ tín dụng chính sách phụ trách địa bàn đều thông báo rõ về nguồn vốn tăng trưởng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách thuộc diện vay vốn cũng như thủ tục, trình tự vay vốn, giải ngân… Thông qua hoạt động giao dịch tại xã, ngân hàng vừa tổ chức giao ban với cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể địa phương cùng các ban quản lý tổ TK&VV, vừa tổ chức tập huấn nhằm giúp cán bộ, nhân dân hiểu rõ hơn hoạt động của NHCSXH và những chính sách, chủ trương mới về tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, NHCSXH huyện thực hiện 14 chương trình tín dụng ưu đãi, tổng dư nợ trên 354 tỷ đồng với 9.500 hộ còn dư nợ. Với phương thức cho vay ủy thác trên 99% thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, toàn huyện có 20 điểm giao dịch xã, thị trấn. Cùng với thẩm định giải ngân cho vay kịp thời vốn ưu đãi, đơn vị còn phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể, các tổ TK&VV vận động người dân sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, chất lượng tín dụng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,03% tổng dư nợ. Toàn huyện huy động tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã đạt 5.397 triệu đồng.

Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc Nguyễn Bình Nam cho biết: Năm 2019 có 3.437 lượt khách hàng vay vốn NHCSXH; nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giải quyết việc làm cho 110 lao động nhàn rỗi, xây dựng được 918 công trình nước sạch và công trình vệ sinh ở nông thôn, giúp các hộ nghèo xây dựng được 133 căn nhà, học sinh, sinh viên có điều kiện được đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, giúp 1.469 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất, kinh doanh...

Có thể khẳng định, vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả giúp Đà Bắc giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH.


Đinh Thắng


Các tin khác


Cục Lãnh sự BNG lưu ý công dân về dịch Covid-19 tại Hàn Quốc

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao ngày 21-2 đã ra thông báo lưu ý công dân Việt Nam như sau:

Cùng chung tay chống dịch

(HBĐT) - Ngày nghỉ, mấy bà trong tổ văn nghệ - thể thao của khu K mới lại có dịp gặp nhau trò chuyện. Sau đủ các chuyện như giá vàng ngày thần tài, thời trang quý bà, mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm trước, trong và sau Tết là chuyện dịch Covid-19. Một bà đeo khẩu trang bằng vải to sụ lên tiếng:

Giúp người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng

(HBĐT) - Dịp đầu năm, chúng tôi đến thăm Cơ sở cai nghiện ma túy số I thuộc Sở LĐ-TB&XH tại phường Dân Chủ (TP Hòa Bình). Cơ sở đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, cai nghiện, chữa trị phục hồi; truyền thông, tư vấn, dạy nghề, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo quy định, hỗ trợ, giúp người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho 245 người lao động

(HBĐT) - Do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hoạt động giao dịch việc làm trong những ngày đầu năm, đặc biệt là dịp sau Tết Nguyên Đán Canh Tý, số doanh nghiệp và người lao động đến giao dịch tại Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) giảm so với mọi năm.

Trao tặng 700 áo ấm cho học sinh 2 huyện Cao Phong và Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 20/2, Công đoàn Bộ Tài Chính phối hợp với Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức thăm và tặng 700 áo ấm cho học sinh 2 huyện Cao Phong và Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục