(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có diện tích đất rộng, dân cư đông, hiện có 78.903 người dân trong độ tuổi lao động (chiếm 64,8% dân số). Việc tạo sinh kế cho người dân luôn là vấn đề được quan tâm. Theo đó, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động.



Lao động nữ xã Xuân Thủy (Kim Bôi) làm việc tại xưởng may  gia công túi sách siêu thị của Công ty TNHH MTV Hùng Như Kim Bôi. 

Đồng chí Đào Anh Tuấn, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi chia sẻ: Hàng năm, huyện thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm, giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã, thị trấn triển khai, thực hiện. Tăng cường tổ chức các sàn giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm và dạy nghề cho lao động tại các xã, thị trấn, học sinh cuối cấp THCS, THPT. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn kêu gọi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình mở các cơ sở sản xuất để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Giữ vai trò kết nối, Phòng LĐ-TB&XH huyện đứng ra tổ chức các buổi làm việc giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề, chính quyền địa phương để thống nhất cách thức tổ chức thực hiện và cam kết trách nhiệm giữa các bên. Với những cách làm này, trong năm 2019, huyện đã phối hợp với các sơ sở trong và ngoài huyện mở được 22 lớp nghề cho 713 học viên, trong đó có 3 lớp trung cấp nghề với 117 học viên, 19 lớp nghề dưới 3 tháng thu hút 596 học viên tham gia. Sau học nghề, các học viên được các doanh nghiệp, HTX thu nhận vào làm làm việc ngay, theo đó, 100% lao động sau học nghề đều có việc làm.

Nhằm tạo nguồn vốn cho người dân phát triển sản xuất, các ngành, đoàn thể được giao nhiệm vụ thường xuyên giám sát việc quản lý, cho vay và sử dụng vốn vay giải quyết việc làm của người dân. Hiện tại, huyện duy trì 121 dự án vay với số tiền trên 4,2 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 189 lao động. Trên địa bàn huyện không có nhà máy sản xuất lớn, nhưng đến nay đã có 15 xưởng may túi sách siêu thị, 12 xưởng quấn thiết bị điện, 5 xưởng sản xuất chổi chít xuất khẩu, 23 điểm thu mua mây tren đan xuất khẩu, 28 HTX nông nghiệp, thực hiện được 14 chuỗi liên kết sản xuất… Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn lúc nông nhàn. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên được nâng lên, đạt 99,2%. Trong năm 2019, huyện đã giải quyết việc làm mới cho 2.653 lao động, đạt 126% kế  hoạch. Trong đó, lĩnh vực công nhiệp xây dựng 1.801 người; thương mại, dịch vụ 673 người; nông, lâm, ngư nghiệp 156 người.

Sau nhiều năm gặp khó với xuất khẩu lao động, năm qua, huyện Kim Bôi tích cực khởi động lại thị trường này. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng LĐ-TB&XH huyện rà soát lựa chọn các công ty xuất khẩu lao động có uy tín, giới thiệu đích danh cán bộ của công ty đến các xã, thị trấn để làm công tác tư vấn. Tiếp đó, tổ chức cho lãnh đạo UBND xã, các ban, ngành đoàn thể và người lao động có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài đến thăm công ty trước khi làm hồ sơ. Động thái này nhằm tạo dựng niềm tin cho người lao động và chính quyền địa phương. Các bước tiếp theo là phối hợp với các công ty, ngân hàng hướng dẫn người lao động làm thủ tục để được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ trọn gói từ việc học ngoại ngữ, khám sức khỏe đến làm hộ chiếu… theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Với những nỗ lực chung đó, năm 2019, huyện Kim Bôi đã xuất khẩu được 59 lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mailaixia, Đài Loan…, đạt 118% kế hoạch đề ra. Bước đầu đã có nguồn ngoại tệ gửi về thắp sáng cho những vùng quê nghèo.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, phát triển thêm nguồn sinh kế cho người dân, đến hết năm 2019, thu nhập bình quân của người dân huyện Kim Bôi có bước chuyển dịch tích cực, đạt 32,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,77%, mức sống của người dân được nâng lên.

Năm 2020 huyện đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 2.200 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 220 người. Từ đầu năm đến nay, huyện đã giải quyết việc làm cho 492 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 17 người. Hiện, phòng LĐ-TB&XH huyện tiếp tục kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với các xã, thị trấn nhằm tạo việc làm cho người dân.


Thúy Hằng

Các tin khác


Hoạt động các cấp Công đoàn trong tỉnh

(HBĐT) - LĐLĐ tỉnh vừa tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020" đến toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ LĐLĐ tỉnh.

Các cấp Công đoàn đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) -Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho đoàn viên Công đoàn, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của đoàn viên Công đoàn và người lao động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Những chiếc khẩu trang nghĩa tình của nhóm thiện nguyện U70

Một nhóm thiện nguyện do các thợ may "bất đắc dĩ” U70 tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã may hàng chục nghìn chiếc khẩu trang vải phát tặng miễn phí cho bà con khó khăn vượt qua mùa dịch bệnh Covid-19.

TP.Hồ Chí Minh đóng cửa nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc... đến hết tháng 3

Khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công suất phục vụ 30 người trở lên), cơ sở làm đẹp, hớt tóc... tại TP.HCM sẽ đóng cửa đến hết tháng 3.

Băn khoăn việc cách ly tại gia đình phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Một trong những biện pháp phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 là cách ly. Mục đích của việc cách ly nhằm khoanh vùng, cô lập vùng dịch, dập dịch triệt để, không để nguồn bệnh có thể thoát ra ngoài. Không cách ly sẽ khiến virus lây lan, ảnh hưởng đến nỗ lực phòng, chống dịch của toàn xã hội. Vì vậy, tự giác, trung thực, nghiêm túc khai báo y tế và thực hiện cách ly của người có nguy cơ nhiễm bệnh, đến từ vùng dịch hay có qua vùng dịch là trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho toàn xã hội.

Sức sống nơi "cổng trời"

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện gần 30 km, đường quanh co, hiểm trở và có độ cao 1.000 m so với mặt biển, Ngổ Luông được ví như "cổng trời” 4 mùa mây phủ. Được biết đến là một trong những xã khó khăn nhất huyện Tân Lạc, thế nhưng trong cảm nhận của người dân nơi đây, Ngổ Luông vẫn là nơi đáng sống. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục